Tổng thống Mỹ Donald Trump 'chọc phải tổ ong' khi công nhận Cao nguyên Golan thuộc Israel. Quyết định của ông bị chỉ trích. Liên hợp quốc cho rằng điều này đi ngược với luật pháp quốc tế.
Tổng thống Mỹ Trump tại Nhà Trắng ngày 25/10. Ảnh: AFP.
Trump ngày 25/3 công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan, đảo ngược chính sách Trung Đông hàng chục năm qua của Mỹ.
Cao nguyên Golan là vùng đất rộng khoảng 1.800 km2, giáp với Syria, Israel, Jordan và Lebanon. Nó là một phần của Syria kể từ năm 1944, khi Syria được công nhận là nước cộng ḥa độc lập.
Syria sử dụng Cao nguyên Golan để nă pháo vào Israel trong Chiến tranh Sáu ngày năm 1967, khiến quân đội Israel phản đ̣n bằng cách tiến quân vào Golan và chiếm đóng 1.200 km2.
Syria cố gắng giành lại vùng đất này bằng cuộc tấn công bất ngờ trong Chiến tranh Arab - Israel năm 1973, tuy nhiên, họ lại bị đánh bại trong trận chiến xe tăng. Israel chiếm thêm 510 km2 nhưng một năm sau trả lại khi hai bên thống nhất thỏa thuận vạch ra đường ngừng bắn và vùng đệm phi quân sự, được giám sát bởi lực lượng quan sát viên Liên Hợp Quốc.
Năm 1981, Israel thông qua luật sáp nhập khu vực chiếm đóng này vào nước họ. Trong khi đó, Liên Hợp Quốc coi Cao nguyên Golan là một phần của Syria và đă thông qua Nghị quyết 242, kêu gọi Israel rút khỏi tất cả lănh thổ mà họ chiếm đóng trong cuộc chiến năm 1967, bao gồm Cao nguyên Golan, Gaza và Bờ Tây. Israel từ chối làm vậy.
Trong các cuộc chiến tranh giữa Israel và Syria năm 1967 và 1973, hơn 150.000 người, hầu hết là người Syria, đă chạy trốn khỏi khu vực. Khoảng 18.000 người Syria từ nhóm sắc tộc Druze vẫn ở lại vùng Golan do Israel chiếm đóng. Hầu hết từ chối nhập tịch Israel. Khoảng 20.000 người Israel đă chuyển đến đây định cư, theo AFP.
Cao nguyên Golan. Đồ họa: BBC.
Cao nguyên Golan có vị trí chiến lược, cao gần 3.000 m so với mực nước biển. Lực lượng đóng ở vùng này có tầm quan sát tốt với miền nam Syria, miền bắc Israel và miền nam Lebanon.
Khi c̣n kiểm soát cao nguyên Golan, quân đội Syria có thể sử dụng lợi thế địa h́nh để nă pháo vào các cộng đồng Israel bên dưới. C̣n khi chiếm hữu vùng đất này, quân đội Israel cũng có tầm nh́n thuận lợi với Syria, thủ đô Damascus chỉ cách đó khoảng 60km, theo Independent.
Cao nguyên này giàu tài nguyên và nằm giáp Biển hồ Galilee, hồ nước ngọt lớn nhất ở Israel, nơi từng chiếm 30% nguồn nước của quốc gia này nhưng hiện bắt đầu cạn kiệt.
Trước đây, giống như các nước khác, Mỹ không chấp nhận yêu sách chủ quyền của Israel với Cao nguyên Golan. Điều đó đă thay đổi dưới thời chính quyền Trump.
Bộ Ngoại giao Syria chỉ trích quyết định của Trump là "đ̣n tấn công rơ ràng vào chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ của Syria", nhấn mạnh Trump không có thẩm quyền công nhận "sự xâm lược đối với Cao nguyên Golan của Syria". Các đồng minh của Mỹ gồm Pháp và Anh đều nói rằng họ vẫn coi Israel chiếm đóng Golan chứ không có chủ quyền. Ngoại trưởng Pháp nói rằng động thái của Mỹ "đi ngược với luật pháp quốc tế".
Mặc dù quyết định của Trump gây tranh căi, không nhiều người ngạc nhiên về điều này. Trump đă có một loạt động thái khiến Israel hân hoan nhưng khiến thế giới Arab tức giận, bao gồm việc công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel cuối năm 2017 và chuyển đại sứ quán Mỹ đến đó.
Bộ trưởng T́nh báo Israel Yisrael Katz cho biết trong một cuộc phỏng vấn năm ngoái rằng Israel đă nỗ lực thúc giục chính quyền Trump công nhận chủ quyền của họ đối với cao nguyên như một biện pháp để đối phó với sức ảnh hưởng ngày càng tăng của Iran trong khu vực. Đây là vấn đề được ưu tiên hàng đầu trong chương tŕnh nghị sự, trong các cuộc đàm phán song phương giữa hai nước.
Iran là đồng minh quan trọng của Damascus, hỗ trợ quân sự cho chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong cuộc nội chiến ở nước này.
Tượng lính Israel tại một bốt quân đội ngày 25/3, ở vùng Cao nguyên Golan do Israel chiếm đóng. Ảnh: AFP.
Richard Haass, chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, lo ngại hậu quả của việc Mỹ đi ngược với Nghị quyết 242 nhấn mạnh "lănh thổ chiếm bằng chiến tranh không được công nhận" của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
"Đây là nguyên tắc cơ bản nhất của trật tự quốc tế và là cơ sở để Mỹ phản đối việc Iraq dưới thời Saddam Hussein xâm lược Kuwait và Nga sáp nhập Crimea", Haass nói, đề cập đến Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, trong đó liên minh do Mỹ dẫn đầu đă hỗ trợ Kuwait và việc Nga năm 2014 sáp nhập bán đảo Crimea từ Ukraine.
Ilan Goldenberg thuộc Trung tâm An ninh Mỹ mới cho rằng Trump "chọc vào tổ ong không cần chọc".
"Việc này khiến Mỹ gặp khó khăn khi tiếp tục phản đối Nga sáp nhập Crimea. Chúng ta không c̣n cơ sở để dựa vào và người Nga sẽ nắm lấy lợi thế đó", ông nói.