Một động thái của Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức công nhận Cao nguyên Golan là một phần của Israe khiến được thủ tướng Israel ca ngợi hết lời, dù vấp phải sự phản ứng quyết liệt từ Syria và cộng đồng quốc tế.
Ông Trump được so sánh với Vua
Hôm qua (25/3), Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đă có mặt tại Nhà Trắng khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức công nhận Cao nguyên Golan - một trong những điểm nóng tranh chấp quyết liệt nhất trên thế giới - là một phần của Israel.
Trong bài phát biểu trước khi ông Trump chính thức kí bản tuyên bố công nhận chủ quyền của Israel đối với vùng lănh thổ ở Golan, ông Netanyahu đă khẳng định Israel "chưa bao giờ có người bạn tốt như ông Trump."
"Ngài Tổng thống, trong nhiều năm qua Israel đă rất may mắn khi có nhiều người bạn [các đời tổng thống Mỹ trước] tại Pḥng Bầu dục. Nhưng Israel chưa bao giờ có người bạn tốt như ông Trump. Ông đă thể hiện sự ủng hộ tuyệt vời, bền bỉ cho Israel, cho quyền tự vệ của chúng tôi. Khi chúng tôi muốn thực hiện quyền ấy, ông Trump chưa bao giờ lùi bước".
Ông Netanyahu gọi ông Trump là "người bạn thân thiết Donald" và so sánh ông Trump với những lănh đạo khác trong lịch sử.
Ông Netanyahu ca ngợi ông Trump v́ quyết định công nhận Cao nguyên Golan là của Israel.
"Trong suốt chiều dài lịch sử của người Do Thái, đă có nhiều nhà lănh đạo không phải người Do Thái nhưng đă đấu tranh v́ quyền lợi của người dân và đất nước Do Thái. Cyrus Đại đế, ông Balfour, Tổng thống Mỹ Harry S. Truman và hôm nay, Tổng thống Mỹ Donald J. Trump," ông Netanyahu tuyên bố.
Được biết, Cyrus Đại đế là người đă gây dựng nên Đế quốc Achaemenes trải dài qua 3 châu lục gồm Châu Á, Châu Âu và Châu Phi. Với hơn 30 năm chinh phạt và cai trị, ông được các sử gia tôn là "Vua của các vị vua".
Sau cuộc chinh phạt Đế chế Babylon nổi tiếng, ông đă lệnh truyền cho 40.000 người Do Thái bị đày xa xứ trở về Palestine. Ông cũng tạo điều kiện cho họ tu bổ lại các đền thần ở Jerusalem. V́ lẽ đó, Cyrus được nhắc đến như một vị thánh cứu thế của dân tộc Do Thái, là sứ giả của Chúa gửi tới.
Bên cạnh đó, người được nhắc tới thứ hai trong tuyên bố của ông Netanyahu là cựu thủ tướng Anh Arthur Balfour.
Năm 1917, khi là Ngoại trưởng Anh, ông Balfour đă gửi gửi đi một bức thư tuyên bố chính phủ Anh ủng hộ ước muốn của người Do Thái về việc thành lập một quê hương của họ tại Palestine.
Tính tới năm 2017, 100 năm sau khi Tuyên bố Balfour ra đời, Israel đă chiếm tới 2/3 lănh thổ Palestine lịch sử và tiếp tục mở rộng hoạt động dân sự, quân sự tại vùng Bờ Tây và Đông Jerusalem.
Trong khi đó, Tổng thống Harry S. Truman, người thứ ba được nhắc tới, là người công nhận nhà nước Do Thái Israel độc lập vào năm 1948.
Chính phủ Syria đă lên án mạnh mẽ hành động của ông Donald Trump trong việc công nhận quyền kiểm soát của Israel và tuyên bố sẽ tiến hành mọi phương án chiến lược quan trọng để giành lại Cao nguyên Golan.
Ông Trump "hết ḷng" v́ Israel
Bằng cách thừa nhận chủ quyền của Israel đối với Golan, ông Trump đă phá vỡ chính sách đối ngoại hàng thập kỉ của Mỹ và là tổng thống Mỹ đầu tiên làm việc này. Hầu hết cộng đồng quốc tế không coi Cao nguyên Golan là một phần của Israel, mà chỉ là một vùng lănh thổ của Syria bị Israel kiểm soát.
"Hôm nay tôi sẽ thực hiện bước tiến lịch sử để ủng hộ năng lực tự vệ của Israel. Đây là điều đáng nhẽ đă phải được làm từ nhiều thập kỉ trước đây," ông Trump nói.
Ông Netanyahu nói Israel đă giành được Cao nguyên Golan trong "một cuộc chiến tự vệ công bằng".
Quân đội Israel đă chiếm vùng lănh thổ này từ Syria trong Chiến tranh Sáu ngày vào năm 1967, và bắt đầu áp dụng luật pháp Israel tại đây vào năm 1981.
Tuần trước, tổng thống Trump đă phát đi tín hiệu rằng ông sẽ công nhận Cao nguyên Golen là một phần của Israel, nhưng nói việc này không liên quan ǵ đến việc tăng tỉ lệ tái đắc cử của ông Netanyahu trong cuộc bầu cử sắp tới.
Ông Netanyahu đă ca ngợi ông Trump v́ đă rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Isarel và chuyển đại sứ quán Mỹ tới đây.
Các động thái nói trên đều bị đồng minh của Mỹ chỉ trích kịch liệt và khiến ông Trump vấp phải sự phản ứng tiêu cực từ cộng đồng quốc tế