Quan Vũ, cũng được gọi là Quan Công, biểu tự Vân Trường hoặc Trường Sinh là một vị tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông là người đă góp công vào việc thành lập nhà Thục Hán, với vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị.
Ông là một danh tướng trung nghĩa, có khí khái của một bậc anh hùng, sống một đời trong sạch, thanh cao. Nhưng nếu một ngày người ta phát hiện trong mộ Quan Vân Trường, ngoài hài cốt của ông c̣n có một người nữ “bí ẩn” khác nằm ngay cạnh đó, chung một huyệt, th́ bạn sẽ nghĩ sao?
Đây chính là chủ đề mà bài viết sẽ đề cập đến và hé lộ tấm màn che mờ bấy lâu nay về nghi vấn gây xôn xao cộng đồng người yêu Tam Quốc.
Cái chết của Quan Vũ và phát hiện bất ngờ từ giới khảo cổ
Trong Tam quốc diễn nghĩa, sau khi Lưu Bị đánh chiếm Tứ Xuyên, Hán Trung rồi lên ngôi vương đă tạo thế chân vạc chia ba thiên hạ. Nhưng vùng đất chiến lược Kinh Châu th́ dần dần thất thủ. Quan Vũ lănh trách nhiệm trấn thủ Kinh Châu v́ một phút chủ quan mà để tuột mất cơ đồ và gặp họa sát thân.
Trước khi mất Kinh Châu, Quan Vân Trường đă lập nhiều chiến công hiển hách: đánh chiếm Tương Dương, lấp các cửa sông Khoái Khẩu, khơi ḍng Tương Giang làm tràn ngập 7 đạo quân Tào, chặt đầu Bàng Đức, bắt sống Vu Cấm, vây hăm Phàn Thành.
Năm Kỷ Hợi 219, nhân khi Quan Vũ tập trung quân lên mạn bắc để đánh Bắc Ngụy, lơi lỏng việc pḥng thủ ở mạn nam, Lă Mông dùng mưu tập kích, chiếm trọn Kinh Châu. Quan Vũ lâm vào thế “lưỡng đầu thọ địch”. Ông và con trai là Quan B́nh bị bắt. Quan Vũ quyết không đầu hàng, không hoà nghị, cuối cùng cả hai cha con đều bị sát hại.
Nhưng chỉ khoảng 1 tháng sau, trong buổi đại tiệc mừng công của Đông Ngô nhân chiếm được Kinh Châu, “hồn” của Quan Vũ nhập vào xác Lă Mông, tự xưng ḿnh là “Hán Thọ Đ́nh hầu Quan Vân Trường”, chửi mắng Tôn Quyền một hồi rồi vật chết Lă Mông tại chỗ. Điều này đă làm Quyền kinh sợ, van lạy, và đi gửi thủ cấp Vân Trường cho Tào Tháo, nhằm chĩa mũi nhọn việc trả thù nghĩa đệ của Lưu Bị sang Tào Nguỵ.
Khu chôn đầu Quan Vũ ở Lạc Dương được gọi là Vũ Lâm, rộng hơn 130ha, nằm cách thành phố Lạc Dương 7km về phía Nam.
Tào Tháo nh́n vào hộp đựng thủ cấp của Quan Công mà cười đùa rằng: “Lâu không gặp, Vân Trường vẫn mạnh giỏi chứ?”. Bỗng nhiên, đầu Vân Trường trợn tṛn mắt, tóc râu dựng lên. Tào Tháo thất kinh té nhào, sinh bệnh, phải làm một cái h́nh nhân gằng gỗ lắp vào đầu để tống táng, đích thân làm lễ trước mộ theo nghi thức một vương hầu.
Ở Đương Dương (tỉnh Hồ Bắc) cũng có mộ chôn phần thân của Quan Vũ, được gọi bằng chữ “lăng” một cách kính cẩn như mộ của các đế vương. V́ vậy mà hậu thế khi nhắc tới Quan Công vẫn thường lưu truyền câu nói: “Đầu nằm Lạc Dương, thân nằm Đương Dương, hồn về Sơn Tây“.
Hy sinh trong thời loạn thế, 2 ngôi mộ của Quan Vân Trường lúc đầu hết sức đơn sơ, nhưng đến thời Tùy – Đường, các hoàng đế liền tu sửa lại lăng mộ. Nơi an nghỉ của Quan Công dần dần trở nên bề thế. Tới thời nhà Minh, 2 ngôi mộ an táng phần đầu và thân của Quan Vũ đều đă trở thành “Quan lăng” với quy mô khổng lồ, vô cùng uy nghi tráng lệ. Điều bất ngờ là cách đây ít năm, khi giới khảo cổ Trung Quốc khai quật 2 ngôi mộ của Quan Vũ ở Dương Thành và Đương Dương, người ta đều không khỏi ngạc nhiên khi thấy mỗi ngôi mộ này đều có một hài cốt phụ nữ được chôn cùng.
Quan Lăng ở Đương Dương, Hồ Bắc. Nơi chôn phần thân của Quan Vũ. (Ảnh: Baidu).
Tương truyền rằng, khi chôn cất hai phần thi thể Quan Vũ, Tào Tháo và Tôn Quyền đều tiến hành đám cưới “phối âm hôn”, chôn 2 người phụ nữ cùng Quan Vũ v́ sợ ông bị cô quạnh nơi hoàng tuyền. Câu hỏi đặt ra là v́ sao cả Tôn Quyền và Tào Tháo đều bỗng dưng có chung cùng một ư tưởng, đó là ‘phối âm hôn’ cho Quan Vũ sau khi ông chết? Điều ‘t́nh cờ’ đến mức kỳ lạ này liệu chỉ đơn giản là cho ông bớt cô quạnh nơi hoàng tuyền hay c̣n uẩn khúc ǵ nữa?
Truyền thuyết cho rằng, Quan Vân Trường vốn là rồng đỏ (Xích Long Tinh) ở thiên cung. Thời đó, có một nhóm người đắc tội với trời nên bị Ngọc Hoàng giáng phạt hạn hán kéo dài để họ phải chịu nạn đói. Xích Long biết điều ấy. Khi dân chúng cầu cứu, ngài thương xót, không nỡ ngoảnh mặt quay lưng nên đă tự ư làm mưa, trái với ư trời. Ngọc Hoàng sai binh tướng đi tiêu diệt Xích Long. Ngài chạy trốn đến một ngôi chùa. Vị trụ tŕ lấy cái chuông úp lại, dặn các đệ tử trong chừng ấy ngày không được mở ra.
Nhưng các đệ tử không nén được tính ṭ ṃ, mở ra xem có con ǵ ở trong, khiến Xích Long phải chịu nạn đầu thai xuống trần, trở thành Hạng Vũ. Sở Bá vương Hạng Vũ là một vị tướng lừng lẫy từng góp phần lật đổ nhà Tần, rồi tranh chấp thiên hạ với Hán Cao Tổ Lưu Bang. Cuối cùng số trời đă định, ông không thể chống lại và đă tự sát bên bờ sô Ô Giang sau trận Cai Hạ.
Sở bá vương Hạng Vũ. (Ảnh: Baike).
Theo một tích truyện cổ xưa c̣n lưu lại, Lưu Bang sau khi diệt Hạng Vũ để giành lấy cả giang sơn, lên ngôi hoàng đế, đă giết hại các công thần như Hàn Tín, Anh Bố, Bành Việt. Những điều thất đức ấy kết thành án oan ở dưới âm phủ, nhưng qua mấy đời không vị Diêm vương nào xử được. Có anh học tṛ nghèo họ Tư Mă trên dương thế khi làm bài thi có cạnh khóe đến chuyện này, bảo là thần minh bất công. Các vị Diêm vương cho là phạm thượng, bắt anh ta xuống âm phủ hỏi tội. Anh chàng không hề sợ hăi, bảo nếu cho ngồi vào ghế Diêm vương th́ sẽ xử án ấy ngon lành.
Thập điện Diêm vương đồng ư. Thế là anh học tṛ xử những linh hồn oan gia trái chủ phải đầu thai trở lại để trả nợ kiếp trước: Bành Việt đầu thai làm Lưu Bị, Anh Bố làm Tôn Quyền, Hàn Tín làm Tào Tháo, Hạng Vũ đầu thai thành Quan Vân Trường. Vậy nếu Quan Vân Trường chính là Hạng Vũ chuyển sinh, th́ chúng ta có thể đoán ra được rằng cô gái có thể “nằm cạnh” Quan Vũ kia rất có thể là “kiếp sau” nàng Ngu Cơ của Sở bá vương Hạng Vũ năm xưa.
Sự giống nhau đến mức khó tin của hai người đẹp thời Hán Sở tranh hùng và Tam Quốc
Ngu Cơ thường xuyên đi cùng Hạng Vũ tướng mạo tuyệt vời lại thạo cung kiếm ra chiến trận, sát cánh cùng Sở Bá vương trong suốt nhiều năm chinh chiến. Nàng sở hữu nét đẹp trong sáng như tiên nữ giáng phàm, đôi mắt hồ thu, cái nh́n mơ màng xa xăm, giọng nói nhẹ như gió, cử chỉ uyển chuyển tựa mây đă choán hết trái tim trượng phu.
Tạo h́nh nàng Ngu Cơ của Dương Mịch. (Ảnh: Ysjpd).
C̣n trong thời Tam Quốc cũng có một mỹ nhân được miêu tả là có vẻ đẹp hoa nhường nguyệt thẹn, khiến bao anh hùng xiêu ḷng. Đó không ai khác chính là một trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa – Điêu Thuyền. Sắc đẹp của nàng được ví là ‘bế nguyệt’ (tức là khiến ánh trăng cũng phải thẹn thùng).
Không chỉ có vẻ đẹp hoa nhường nguyệt thẹn, khuynh đảo thiên hạ, mà cả 2 nàng c̣n có chung những tài năng hiếm có.
Đoạn tiễn biệt giữa Hạng Vũ và Ngu Cơ trong thành Cai Hạ là một đoạn bi tráng rất nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc được Sử kư của Tư Mă Thiên nhắc tới. Tây Sở Bá vương Hạng Vũ và Hán Cao Tổ Lưu Bang vốn đă giảng hoà ở Hồng Câu để chia đôi thiên hạ. Nhưng sau đó Lưu Bang bội ước đánh úp Hạng vương khiến Hạng vương phải chạy vào thành Cai Hạ.
Hạng vương đóng quân ở trong thành Cai Hạ, binh ít, lương hết. Quân Hán và quân chư hầu bổ vây mấy ṿng. Đang đêm, Hạng vương thức dậy nghe quân Hán ở bốn mặt đều hát vang bài ca nước Sở, Hạng vương kinh hoàng, nói: “Hán đă lấy được Sở rồi sao? Sao mà người Sở lại đông như thế?” Đêm hôm đó Hạng vương uống rượu trong trướng cùng Ngu Cơ. Hạng vương đau đớn cảm khái làm bài thơ, được đời sau gọi là bài “Cai Hạ ca”. Ngu Cơ múa kiếm, hát ḥa theo.
Rồi Ngu Cơ lấy gươm tự vẫn để tránh làm vướng bận Hạng Vũ. Hạng Vương thấy Ngu Cơ chết, khóc chảy nước mắt, tả hữu đều khóc, không ai có thể ngẩng lên nh́n. Sau đó Hạng Vũ chọn 28 kỵ binh trung thành, liều chết phá ṿng vây của quân Hán vượt ra ngoài. Chạy đến sông Ô Giang th́ cùng đường. Tự thấy không c̣n mặt mũi nào qua sông về Giang Đông tái dựng cơ đồ, đành tự vẫn.
C̣n nàng Điêu Thuyền trong ngày ‘ra mắt’ Đổng Trác, cũng đă vừa ca hát, vừa nhảy múa những vũ điệu trông thật khả ái, lay động ḷng người, chinh phục trái tim của Trác chỉ trong một điệu múa. Tài năng thi ca, vẻ đẹp mê hoặc ḷng người, hay đều mang kiếp hồng nhan mà bạc mệnh đó chính là sự giống nhau đến khó tin của hai mỹ nhân này. Chỉ có điều, Ngu Cơ được danh chính ngôn thuận là vợ của Hạng Vũ, c̣n Điêu Thuyền sau khi hoàn thành sứ mệnh phá liên minh Đổng Trác – Lă Bố xong th́ bặt vô âm tín, không ai c̣n biết được nàng đă đi đâu, về đâu.
Có lẽ Tào Tháo (chuyển sinh của Hàn Tín), Tôn Quyền (chuyển sinh của Anh Bố), và thậm chí ngay cả ‘anh bán giày cỏ’ Lưu bị (chuyển sinh của Bành Việt) đều đă biết rơ như in về thân thế của Quan Vân Trường chính là Hạng Vũ năm xưa c̣n nàng Ngu Cơ xinh đẹp thuở ấy lại chính là Điêu Thuyền. Sau khi Quan Công chết đi, họ mới quyết định an táng ông cùng với một cô gái khác (đă được làm lễ thay tên đổi họ thành ‘Điêu Thuyền’, như một h́nh nhân thế mạng) để ông có thể ngậm cười nơi chín suối, kết nối duyên âm xưa kia, và v́ thế không c̣n quay trở lại để t́m giết họ nữa! Nàng Điêu Thuyền lại là một Ngu Cơ, câu chuyện này quả thật là khó tin lắm thay nhưng cũng đẹp lắm thay.
Xoay quanh mối quan hệ giữa Quan Vân Trường và Điêu Thuyền cũng có rất nhiều giả thuyết khác được giới nghiên cứu lịch sử hay những người ham mê truyện “Tam Quốc” đưa ra. Có người cho rằng, sau khi giết Lă Bố, Tào Tháo đă cướp được mỹ nhân Điêu Thuyền. Tào Tháo cho Điêu Thuyền t́ nữ hầu hạ trong phủ. Ông muốn dùng Điêu Thuyền một lần nữa thi triển “mỹ nhân kế” để ràng buộc Quan Vũ ở dưới trướng của ḿnh.
Tuy nhiên, Quan Vũ vốn là người “trọng nghĩa khinh sắc”, lẽ nào chỉ v́ một người con gái mà bị lung lạc tinh thần? Khi Tào Tháo dâng Điêu Thuyền cùng các mỹ nữ khác cho Quan Vũ, ông chỉ vuốt râu, lạnh lùng xua tay ra hiệu cho lui mà không hề mảy may động tâm. Điêu Thuyền trông cử chỉ th́ biết Quan Vũ sẽ không dung ḿnh nên về pḥng riêng tự vẫn.
Ngoài ra c̣n có giả thuyết cho biết, sau khi tạm về dưới trướng Tào Tháo, Quan Vũ đă được “thưởng” cho rất nhiều lễ vật hậu bao gồm: ngựa Xích Thố, ấn phong hầu và cả mỹ nữ Điêu Thuyền. Tuy nhiên, v́ sợ vẻ đẹp của Điêu Thuyền làm loạn ḷng binh sĩ, lại gây đại họa cho thiên hạ, Quan Vũ đă đành ḷng xuống tay chém nàng dưới ánh trăng.
Như vậy, ở giả thuyết nào th́ mối quan hệ giữa Quan Vũ và Điêu Thuyền đều phức tạp hơn những ǵ lâu nay người ta vẫn thường h́nh dung. Anh hùng và mỹ nhân xưa nay đều có những mối duyên phi thường như vậy. Và phải chăng đó chính là sự an bài của lịch sử, để con người thời hiện đại có thêm những giai thoại đẹp, những thần tích, những bài học ngh́n năm c̣n nguyên giá trị.