sau cuộc tấn công đẫm màu vào ba ngôi làng của người dân tộc thiểu số Fula, tại Ogossagou, thuộc quận Bankass, miền Trung Mali vào sáng thú Bảy 23/3. Ít nhất 130 người đă thiệt mạng, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em.
Theo ông Boubacar Kane, Quận trưởng quận Bankass, vụ tấn công được thực hiển bởi một nhóm đàn ông có vũ trang (súng và dao rựa) mặc trang phục thợ săn truyền thống Dongo.
Những báo cáo mới nhất của Đại diện thường trú Liên hợp quốc tại Mali, số người tử vong sau cuộc thảm sát đă lên tới 134, trong đó có rất nhiều nạn nhân là trẻ em, phụ nữ đang mang thai và người già.
Cuộc tấn công, của “nhóm thợ săn Dongo” được phát động vào rạng sáng thứ Bảy ngày 23/3 (giờ địa phương) tại một ngôi làng nhỏ gần biên giới với Burkina Faso, nơi có hàng trăm người thiểu số Fula thuộc tộc Tabital Pulaaku. Các nhân chứng c̣n sống sót cho biết: Nhóm dongo đă đốt cháy trụi toàn bộ ngôi làng.
Đây là khu vực thường xuyên xảy ra tranh chấp, đụng độ bạo lực giữa những thợ săn người Dogon và những người chăn gia súc bán du mục Fulani. Nhóm thợ săn Dogon cáo buộc người Fulani có liên hệ chặt chẽ với các nhóm phiến quân trong khi người Fulani cho rằng quân đội Mali đă trang bị vũ trang cho những thợ săn để tấn công họ.
Vụ thảm sát diễn ra vào thời điểm một phái đoàn của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đến thăm khu vực Sahel để đánh giá mối đe dọa thánh chiến tại nơi này. Trước đó, Liên Hợp Quốc cho biết các đại sứ đến từ các quốc gia thuộc Hội đồng Bảo an đă gặp gỡ với Thủ tướng Mali, Soumeylou Boubeye Maiga và thảo luận với ông về t́nh h́nh bất ổn ở miền Trung Mali.
Tranh chấp về nguồn nước và đất đai giữa người Dongo và Tộc thiểu số Fula (chuyên chăn thả gia súc bán du mục) là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các đụng độ bạo lực đẫm máu, khu vực này cũng gặp rắc rối bởi ảnh hưởng của các lực lượng thánh chiến Hồi giáo cực đoan.
Năm ngoái, bạo lực đă cướp đi sinh mạng của 500 thường dân, theo số liệu của Liên Hợp Quốc. Vào tháng 1, thợ săn Dogon bị quy trách nhiệm cho việc giết chết 37 người ở Koulogon – một ngôi làng của dân tộc Fulani khác cùng khu vực.
Tộc người Fulani đă nhiều lần kêu gọi sự bảo vệ hơn từ chính phủ. Nhưng chính quyền Bamako được cho là… nhắm mắt làm ngơ hoặc thậm chí bị cáo buộc là thường xuyên khuyến khích người Dogon tấn công Fulani.
Từng được coi là ngọn hải đăng của nền dân chủ và ổn định ở Châu Phi, những năm gần đây, Mali đang trong cảnh hỗn loạn với các cuộc nội chiến, đảo chính và khủng bố Hồi giáo.
VietBF @ sưu tầm