Ủy ban châu Âu và Cơ quan đối ngoại của EU buộc phải cứng rắn với Trung QUốc khi nước này có các hành vi đầu tư không công bằng và đối xử bất công đối với các doanh nghiệp châu Âu.
Liên minh châu Âu (EU) đang đe dọa sẽ thắt chặt các quy định về đầu tư của Trung Quốc vào châu Âu. Trong một văn kiện công bố gần đây, Ủy ban châu Âu và Cơ quan đối ngoại của EU đă kêu gọi Trung Quốc ngừng các hành vi đầu tư không công bằng và đối xử bất công đối với các doanh nghiệp châu Âu. Những hành vi này đe dọa đến luật pháp của các nước tiếp nhận đầu tư và khiến họ rơi vào khủng hoảng nợ.
Ủy ban châu Âu và Cơ quan đối ngoại của EU cho rằng: “Châu Âu ngày càng ư thức được sự cân bằng giữa những thách thức và cơ hội mà Trung Quốc mang lại đă thay đổi”, và “Tham vọng cải cách mà Trung Quốc công khai tuyên bố nên được chuyển thành các chính sách hoặc hành động tương xứng với vai tṛ và trách nhiệm của ḿnh”.
Những lời chỉ trích sâu rộng gần đây, phản ánh áp lực ngày càng tăng từ các quốc gia thành viên EU như Đức, đ̣i hỏi phải có phản ứng cứng rắn hơn đối với tham vọng của Trung Quốc. Văn kiện cảnh báo rằng, Bắc Kinh vừa là đối tác hợp tác và đàm phán, vừa là “đối thủ cạnh tranh kinh tế” và là “đối thủ cạnh tranh có hệ thống để thúc đẩy các mô h́nh quản trị khác thường”.
Văn kiện này đă tạo ra một quan điểm cứng rắn hơn cho cuộc hội đàm EU - Bắc Kinh trong vài tuần tới. Hội nghị thượng đỉnh song phương giữa các nhà lănh đạo EU và Trung Quốc sẽ được tổ chức vào tháng 4, trong khi Italia có kế hoạch trở thành quốc gia G7 đầu tiên ủng hộ sáng kiến “Vành đai và con đường” của Trung Quốc.
Văn kiện gần đây kêu gọi thành lập “mối quan hệ kinh tế cân bằng và cùng có lợi hơn”, cho rằng Trung Quốc thông qua hạn chế các doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận thị trường Trung Quốc, trợ cấp cho các đối thủ cạnh tranh trong nước và không bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, “khiến cho các công ty lớn của Trung Quốc độc chiếm thị trường trong nước”.
Theo báo cáo, đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đă đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, nhưng thường “bỏ qua sự bền vững về kinh tế xă hội và tài chính”, v́ các khoản đầu tư này cướp đoạt quyền kiểm soát tài sản chiến lược, phá hoại luật pháp… Văn kiện cho rằng EU nên thiết lập một cơ chế mới để ngăn chặn việc thu mua tài sản tại châu Âu của các công ty Trung Quốc được nhận trợ cấp từ chính phủ và chống lại các chiến lược thương mại khác của Trung Quốc. Điều này dựa trên kiến nghị gần đây của Liên đoàn Công nghiệp Đức, rằng EU nên hạn chế các công ty ngoài khối EU được nhận nguồn trợ cấp để tiếp cận thị trường châu Âu và ngăn không cho họ mua lại các công ty công nghệ châu Âu.
Các công ty châu Âu phàn nàn rằng họ phải tuân theo các hạn chế nghiêm ngặt của EU trong việc chấp nhận trợ cấp của nhà nước, nhưng các đối thủ nước ngoài lại không bị ràng buộc bởi các quy tắc tương tự. Ủy ban châu Âu sẽ nghiên cứu cách “lắp vá những lỗ hổng hiện có trong luật pháp EU” để đối phó với những “tác động làm méo mó thị trường nội bộ (EU) của các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước nước ngoài và trợ cấp của nhà nước”.
Báo cáo của Ủy ban châu Âu và Cơ quan đối ngoại EU cho biết, Ủy ban châu Âu sẽ đề xuất các phương án khác nhau vào cuối năm 2019.
VietBF © sưu tầm