T́nh h́nh chính trị ảnh hưởng nghiệm trong đến đời sống, kinh tế xă hội. Hiện nay tại Venezuela, khủng hoảng kinh tế kéo theo hạ tầng dầu khí xuống cấp cùng với các biện pháp trừng phạt của Mỹ khiến sản lượng dầu của Venezuela lao dốc nhanh trong những tháng qua. Ngành dầu mỏ của nước này là thu nhập chính đang đứng trước nguy cơ sụp đổ.
Giờ đây, sự cố mất điện nghiêm trọng nhất trong lịch sử Venezuela có thể đẩy ngành công nghiệp dầu mỏ nước này đến bên bờ vực sụp đổ, theo nhận định của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA).
Hồi đầu năm nay, sản lượng dầu của Venezuela giảm chỉ c̣n khoảng hơn 1,2 triệu thùng/ngày so với mức gần 2,4 triệu thùng/ngày vào năm 2012 lúc ông Nicolas Maduro lên làm tổng thống. Ảnh: IBT
Sự cố mất điện trên diện rộng ở Venezuela bắt đầu vào ngày 7-3, ảnh hưởng đến hầu hết 23 bang ở nước này, gây tê liệt các hoạt động vận tải, cung cấp nước và khiến các bệnh viện, nhà máy không thể vận hành thiết bị, máy móc. Đây được xem là sự cố mất điện lớn nhất trong lịch sử của Venezuela.
Đến ngày 12-3, điện đă được khôi phục ở một số khu vực nhưng chỉ một phần thủ đô Caracas có điện và các bang miền Tây gần biên giới với Colombia vẫn ch́m ngập trong bóng tối. Tính đến ngày 16-3, sự cố mất điện vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro cáo buộc Mỹ tấn công mạng dẫn đến mất điện. Song các chuyên gia khác loại trừ khả năng này và cho rằng nguyên nhân có thể là hạ tầng điện của Venezuela xuống cấp do thiếu bảo dưỡng trong nhiều năm.
Hôm 15-3, Cơ quan Năng lượng quốc tế công bố báo cáo thị trường hàng tháng, cảnh báo ngành công nghiệp dầu mỏ Venezuela đang đứng bên bờ vực sụp đổ v́ các vấn đề của nền kinh tế cộng với sự cố mất điện nghiêm trọng trong tuần vừa qua.
Báo cáo cho biết dù có nhiều dấu hiệu của sự cố đă được khắc phục phần nào nhưng với mức độ xuống cấp của hệ thống điện ở Venezuela, không thể chắc chắn các khắc phục này duy tŕ được lâu dài.
Sản lượng dầu mỏ của Venezuela đă sụt giảm mạnh về mức thấp nhất trong 30 năm qua chủ yếu do hạ tầng công nghiệp dầu mỏ đang xuống cấp quá nhanh. Gần đây, sản lượng dầu của Venezuela chỉ c̣n duy tŕ ở mức khoảng hơn 1,2 triệu thùng/ngày, giảm mạnh so với mức hơn 3 triệu thùng/ngày vào đầu thế kỷ này.
IEA cho biết trong suốt tuần qua, các hoạt động trong ngành công nghiệp dầu mỏ Venezuela bị gián đoạn nghiêm trọng và những mất mát về sản lượng dầu đang diễn ra ở nước này có thể gây khó khăn lớn cho thị trường dầu toàn cầu sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh bên ngoài tổ chức này bắt đầu cắt giảm 1,2 triệu thùng/ngày từ đầu năm nay để hỗ trợ giá dầu.
Nhà kinh tế Asdrubal Oliveros, Giám đốc Công ty phân tích kinh tế Econometrica, dự báo sản lượng dầu của Venezuela có thể giảm về mức 500.000 thùng/ngày.
Đèn đường ở thủ đô Caracas tắt ngúm vào đêm 7-3 do mất điện. Ảnh: AFP
Trong khi đó, chuyên gia phân tích dầu mỏ người Venezuela, Luis Oliveros, nhận định sự cố mất điện làm tê liệt ngành công nghiệp dầu mỏ của Venezuela và sẽ mở ra một chu kỳ suy thoái mạnh mẽ hơn.
Theo ông Oliveros, việc đưa các cơ sở dầu khí hoạt động trở lại không phải là điều dễ dàng. Ông nói: “Tổn hại mà sự cố mất điện gây ra cho các giếng dầu trong một số trường hợp là không thể đảo ngược. Một số giếng dầu khác cần phải đầu tư sửa chữa lớn mới có thể vận hành trở lại. Tác động của sự cố mất điện này rất nghiêm trọng”.
Theo Công ty dịch vụ dầu mỏ Baker Hughes (Mỹ), Venezuela chỉ c̣n 26 giàn khoan dầu hoạt động, giảm so với con số 47 cách đây một năm.
Hôm 15-3, Ngân hàng Phát triển liên Mỹ (IADB) đă bỏ phiếu để thay thế người đại diện của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro ở ngân hàng này bằng một nhà kinh tế ở Đại học Havard được lănh đạo đối lập Venezuela, Juan Guaido, đề cử.
Động thái trên là một tổn thất nữa đối với Tổng thống Nicolas Maduro. Cho đến nay, khoảng 50 nước hầu hết là các nước phương Tây và một số nước Mỹ Latin công nhận ông Guaido là tổng thống lâm thời Venezuela.
Cùng ngày ông Elliott Abrams, đại diện đặc biệt Mỹ về Venezuela cho biết sản lượng xuất khẩu dầu mỏ của Venezuela đang giảm đều khoảng gần 50.000 thùng một tháng và sản lượng khai thác dầu của nước này có thể giảm sâu dưới mức 1 triệu thùng/ngày trong ṿng 1-2 tháng tới. Ông cho biết trong những ngày gần đây, sản lượng khai thác dầu của Venezuela giảm một phần là do t́nh trạng mất điện gây tê liệt các hoạt động của ngành công nghiệp dầu mỏ.
Thêm vào đó, các lệnh trừng phạt của Mỹ cũng đang gây áp lực lớn cho ngành công nghiệp dầu mỏ của Venezuela.
Trong nỗ lực gây sức ép buộc ông Maduro phải rời nhiệm sở, hồi cuối tháng 1-2019, Mỹ đă áp đặt các biện pháp trừng phạt Venezuela và ngành công nghiệp dầu mỏ của nước này, bao gồm lệnh cấm xuất khẩu dầu sang các khách hàng của Mỹ. Mỹ là nước nhập khẩu dầu thô quan trọng và lớn nhất của Venezuela, chiếm 39% sản lượng dầu thô xuất khẩu của Venezuela vào năm ngoái.
Các lệnh trừng phạt của Mỹ c̣n bao gồm cấm các công ty Mỹ bán naphtha, một chất pha loăng dầu nặng cho Venezuela. V́ dầu thô của Venezuela là loại dầu nặng nên phải cần naphtha để pha loăng mới có thể dễ dàng vận chuyển.
Sức ép trừng phạt của Mỹ vẫn chưa dừng lại. Hôm 15-3, tờ Miami Herald dẫn lời một quan chức cấp cao chính quyền Mỹ nói rằng, Nhà Trắng đang cân nhắc áp đặt các biện pháp trừng phạt công ty của các nước thứ ba hỗ trợ vận chuyển dầu từ Venezuela sang Cuba theo đề nghị của lănh đạo phe đối lập Venezuela, ông Juan Guaido, người đang tự xưng là tổng thống lâm thời của Venezuela.
Ông Guaido cho biết Venezuela đang vận chuyển 47.000 thùng dầu mỗi ngày sang Cuba, có giá trị tương tương 2,5 triệu đô la, tính theo giá dầu thế giới hiện này.