Mặc dù sau nhiệm kỳ đầu tiên 2013-2019, Maduro đưa Venezuela rơi vào siêu lạm phát và nghèo đói, thế nhưng Tổng thống Nicolas Maduro cương quyết không từ bỏ nhiệm kỳ thứ 2, dùng quân đội trấn áp các cuộc biểu t́nh và ngăn chặn viện trợ nhân đạo nước ngoài vào đất nước – v́ nghi ngờ đó là âm mưu nhằm lật đổ ông.
Mặc dù những vấn nạn kinh tế đă nhen nhóm từ cuối quăng thời gian cầm quyền 14 năm của người tiền nhiệm Hugo Chavez (1999-2013), nhưng những chính sách của ông Maduro đă khiến t́nh trạng khủng hoảng đặc biệt trầm trọng.
Giải pháp chống lạm phát của Tổng thống Maduro được nhận định là một “tṛ lừa đảo” v́ chỉ đơn giản là “chặt bớt những số 0” và không giải quyết được thực chất vấn nạn.
T́nh trạng lạm phát và thiếu thốn nhu yếu phẩm đă khiến người dân bắt đầu biểu t́nh phản đối chính quyền Maduro từ năm 2014, theo CNBC. Ông Maduro mất thêm tín nhiệm từ người dân v́ sử dụng vũ lực đề đàn áp những người bất đồng chính kiến.
Năm 2015, Quốc hội mới được thành lập do phe đối lập chiếm đa số và bắt đầu làn sóng kêu gọi ông Maduro từ chức vào năm 2016.
Đáp lại, ông Maduro kêu gọi viết lại Hiến pháp, thành lập Quốc hội lập hiến Venezuela năm 2017, trong đó đa số là những người thân cận của ông, theo BBC. Kể từ đó, Venezuela tồn tại 2 cơ quan lập pháp, một là Quốc hội do phe đối lập chiếm đa số, hai là Quốc hội lập hiến do ông Maduro thành lập.
Tháng 12/2017, Tổ chức Theo dơi Nhân quyền khẳng định Venezuela đă rơi vào chế độ độc tài dưới sự cầm quyền của Tổng thống Maduro.
Dưới đây là diễn biến cuộc khủng hoảng Venezuela tính đến thứ Bảy ngày 16/3/2019:
Quốc hội lập hiến do ông Maduro thành lập hôm thứ Bảy đă tổ chức một cuộc tuần hành ủng hộ chính. Chủ tịch Quốc hội lập hiến Diosdado Cabello tuyên bố ăn mừng “sự hợp nhất của một chiến thắng phổ biến tuyệt vời”, sau khi phục hồi điện và nước uống ở Venezuela.
T́nh trạng mất điện xảy ra thường ngày tại Venezuela, nhưng chưa từng có một cuộc gián đoạn quy mô lớn và kéo dài như đang diễn ra tại quốc gia này trong những ngày qua. Một số khu vực đă có điện trở lại nhưng việc duy tŕ mạng lưới điện là khá mong manh, v́ t́nh trạng thiếu bảo tŕ trong nhiều năm và nhân lực có tŕnh độ trong ngành điện đă bỏ ra nước ngoài làm việc như hơn 3 triệu người khác, các nhà phân tích cho biết.
Chính quyền Maduro thường đổ lỗi cho Mỹ về các vấn đề trong nước để phản bác những chỉ trích về t́nh trạng quản lư yếu kém của các nhà cầm quyền, và vụ cúp điện quy mô lớn này cũng không ngoại lệ. Ông Maduro đổ lỗi cho Mỹ tấn công mạng làm tê liệt hệ thống điện của nước này. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích rằng hệ thống điện của Venezuela không được cải tiến từ những năm 1990 và không có kết nối công nghệ cao để có thể thực hiện tấn công mạng.
Cũng hôm thứ Bảy, Tổng thống lâm thời Juan Guaido hôm thứ Bảy bắt đầu hành tŕnh công du quanh đất nước để gặp gỡ người dân, như một phần của chiến dịch chống lại ông Maduro. Ông Guaido đăng ảnh lên Twitter cho thấy ông có mặt tại một nhà thờ và một khu chợ.
Những đám đông lớn đă tập trung tại thành phố Valencia ở phía bắc Venezuela để chào đón ông Guaido.
Tổng thống lâm thời Juan Guaido vẫy tay với những người ủng hộ trong một cuộc biểu t́nh phản đối Tổng thống Nicolas Maduro (Ảnh: Twitter của ông Guaido)
“Những người làm việc ở đây và những người đến để mua những thứ ít ỏi mà họ có thể mua, là những người lao động xứng đáng có được cuộc sống tốt hơn”, ông Guaido viết.
“Mặc dù hiện giờ khu chợ này không phải là một nơi nhộn nhịp và vui vẻ, hôm nay người dân của chúng tôi đă lấp đầy nó bằng một tiếng kêu mạnh mẽ về hy vọng và tự do”, ông nói thêm.
“Sớm thôi, khi chúng tôi đă thăm và tổ chức [biểu t́nh] trên từng mét đất … chúng tôi sẽ tới Miraflores [dinh tổng thống] và đ̣i lại những ǵ thuộc về nhân dân Venezuela”, Tổng thống lâm thời Guaido tuyên bố trong một bài phát biểu tại thành phố công nghiệp Valencia, cách 176 km về phía tây của thủ đô Caracas, theo Reuters.
Đặc phái viên của Hoa Kỳ về Venezuela, ông Elliott Abrams, sẽ gặp Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tại Rome vào ngày 18-19/3, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết trong một thông cáo báo chí, theo RFE/RL.
Bản thông cáo hôm thứ Bảy cho biết hai quan chức sẽ “thảo luận về t́nh h́nh đang xấu đi ở Venezuela”.
Mỹ, hầu hết các nước liên minh châu Âu và phần lớn các nước Mỹ Latinh công nhận Tổng thống lâm thời Guaido, sau khi ông tuyên bố đảm nhiệm vị trí này vào ngày 23/1/2019.
Chủ tịch Quốc hội Venezuela kiêm tổng thống lâm thời được nhiều nước ủng hộ, ông Juan Guaido vẫy tay với những người ủng hộ, trong khi đứng cạnh vợ và bế con gái 20 tháng tuổi (Ảnh: Twitter)
Ông Guaido nói rằng điều này là hợp Hiến pháp, v́ Hiến pháp quy định Chủ tịch Quốc hội có quyền làm Tổng thống lâm thời khi không có tổng thống. Trong trường hợp này, nhiệm kỳ thứ 2 của Tổng thống Maduro đă bị Quốc hội Venezuela bác bỏ và nhiều nước lên án sau cuộc bầu cử tháng 5/2018 bị chỉ trích là gian lận, ngăn cản các đối thủ chủ chốt tham gia tranh cử và không cho phép cộng đồng quốc tế giám sát cuộc bỏ phiếu.
Ngược lại, Nga là đồng minh quan trọng nhất của Tổng thống Maduro, bên cạnh Trung Quốc và Cuba. Nga cũng là chủ nợ lớn của chính quyền Maduro, với những khoản vay hàng tỷ đô la trong những năm gần đây.
Tại một cuộc họp ở LHQ vào cuối tháng 1, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chỉ trích Nga và Trung Quốc đang “nâng đỡ một chế độ thất bại với hi vọng thu hồi hàng tỉ đôla các khoản đầu tư và viện trợ thiếu cân nhắc trong nhiều năm qua”.
VietBF © sưu tầm