Kẻ xả súng gửi email cho Thủ tướng New Zealand trước khi ra tay. Kẻ xả súng đă giết chết 50 người khi tấn công hai nhà thờ Hồi giáo. Văn pḥng Thủ tướng NZ đă nhận được "cảnh báo" của tên sát nhân này 10 phút trước khi sự việc xảy ra.
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern trả lời báo chí về vụ xả súng ở thành phố Christchurch hôm 16/3. Ảnh: Reuters.
Andrew Campbell, thư kư báo chí của Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern, hôm 16/3 cho biết tài khoản nhận được email do văn pḥng của bà Ardern quản lư, không phải địa chỉ email cá nhân của bà, theo CNN.
Nhân viên mở email đă chuyển nó cho bộ phận an ninh của quốc hội nên Thủ tướng Ardern chưa xem email này. Bộ phận an ninh sau đó chuyển email cho cảnh sát.
Truyền thông New Zealand cho biết ngoài Thủ tướng, một số chính trị gia như lănh đạo đảng Quốc gia Simon Bridges, Chủ tịch Quốc hội Trevor Mallard và nhiều hăng truyền thông trong nước, quốc tế đều nhận được "bản tuyên ngôn" này.
Văn pḥng Thủ tướng Ardern sẽ không công bố chi tiết nội dung email. Bà Ardern hôm 16/3 đă đến thăm cộng đồng Hồi giáo tại một trung tâm tị nạn ở thành phố Christchurch để tưởng nhớ các nạn nhân của vụ xả súng và cho biết sẽ hỗ trợ cộng đồng này.
Nhà chức trách từ chối b́nh luận về động cơ của vụ tấn công hôm 15/3 tại hai nhà thờ Hồi giáo ở thành phố Christchurch trên Đảo Nam khiến 50 người thiệt mạng và 40 người bị thương. Tuy nhiên, trong tài liệu 75 trang được đăng trên mạng xă hội ngay trước vụ xả súng, kẻ tấn công người Australia Brenton Tarrant, 28 tuổi, thể hiện thái độ bài xích người nhập cư và người Hồi giáo.
Tarrant cho biết y lấy cảm hứng thực hiện vụ tấn công từ Andres Breivik, kẻ thảm sát 77 người ở Na Uy năm 2011. Y tuyên bố muốn trả thù cho "hàng ngh́n người chết" trong các vụ tấn công của những phần tử Hồi giáo cực đoan. Tarrant theo tư tưởng cực hữu, chống nhập cư và coi người da trắng là thượng đẳng.
Trong video Tarrant phát trực tiếp trên mạng, y gọi việc tàn sát dân thường không có vũ trang là "sự cứu rỗi". Tuy nhiên, những manh mối về tư tưởng cực đoan của Tarrant lại bị che đậy dưới các câu đùa cợt tưởng chừng như vô hại về tôn giáo và hệ tư tưởng, khiến việc phát hiện ra ư niệm thù ghét trở nên vô cùng khó khăn.