Tại địa điểm thảm sát, các nhà khảo cổ t́m được nhiều vật dụng liên quan đến người đă mất. Những vật dụng đời thường khiến người nh́n hơi khẽ rùng ḿnh. Có nhiều người được cho là đă bị giết hại dă man v́ chạy trốn.
Những món đồ này đă được t́m thấy tại ba địa điểm ở cánh rừng Arnsberg, nơi các thành viên của Waffen-SS (nhánh chiến đấu của lực lượng Schutzstaffel) và quân đội Đức đă tàn sát 208 lao động khổ sai người Nga và Ba Lan hồi tháng Ba năm 1945, ngay trước khi Thế Chiến II kết thúc.
Các nhân viên chính quyền địa phương đến từ Landschaftsverband Westfalen-Lippe (LWL) đă xác nhận những phát hiện tàn nhẫn này – được t́m thấy trong các cuộc khai quật năm 2018 và đầu năm 2019.
Các nhà khảo cổ học đă khai quật hơn 400 vật dụng, gồm giày, các mảnh quần áo, dụng cụ nấu ăn, cũng như một cuốn sách cầu nguyện và một quyển từ điển Ba Lan.
Vỏ đạn và một cái bát men được t́m thấy tại một địa điểm thảm sát - Ảnh từLWL/Kathrin Nolte
Hầu hết các vật dụng được t́m thấy tại địa điểm thảm sát đầu tiên, nơi 71 người, gồm 60 phụ nữ và một trẻ em, bị giết hại. Theo LWL, sau khi bảo các nạn nhân rằng họ đang được đưa tới nhà tù mới, những kẻ giết người bảo họ bỏ quần áo và vật dụng ở vệ đường.
Tổ chức này giải thích: “Những kẻ giết người có lẽ muốn nạn nhân tin rằng họ có thể nhặt đồ của ḿnh trước khi trở lại nơi ở hứa hẹn mới”.
Các vỏ đạn được t́m thấy tại địa điểm rừng chứng tỏ rằng những người lao động đă bị dẫn tới dốc suối và bị bắn. Một số vỏ đạn cũng được t́m thấy rải rác gần đó, cho thấy một số nạn nhân đă bị giết trong khi cố chạy trốn.
Vài đồ tạo tác khác được t́m thấy ở hai địa điểm thảm sát c̣n lại, dù các phần của một chiếc kèn harmonica, một hộp đựng kính và một cái lược được t́m thấy tại một địa điểm. Ở địa điểm thứ ba, họ cũng t́m thấy các đồng xu Xô-viết thuộc về các lao động khổ sai. LWL cho biết: “Những thứ này có lẽ tượng trưng cho kí ức quư giá về quê hương họ”.
Các hạt, nút và một mảnh ống chỉ thuộc về các nạn nhân - Ảnh từ LWL/Thomas Poggel
Những kẻ giết người thuộc Waffen SS và Quân đội Đức đă ăn cướp đồ của các nạn nhân, dù LWL lưu ư rằng các đồng xu Xô-viết vô dụng với những kẻ giết người, nên bị bỏ lại trong rừng.
Thi thể các nạn nhân được khai quật dưới sự giám sát của các lực lượng Đồng minh sau Thế Chiến II. LWL giải thích rằng Quân đội Mỹ đă lệnh cho các cựu thành viên đảng Quốc xă khai quật thi thể tại hai trong số các địa điểm. Để quần chúng địa phương nhận thức đầy đủ về sự tàn ác này, các lực lượng Mỹ đă lệnh cho toàn bộ dân cư địa phương quan sát các thi thể trước khi chôn cất lại.
Trừ bảy thi thể chưa từng được t́m thấy, các nạn nhân bị thảm sát đều đang được chôn tại một nghĩa trang trong rừng ở thị trấn Meschede.
Đồng kopeck Xô-viết được t́m thấy tại địa điểm thảm sát - Ảnh từ LWL/Thomas Poggel
Tuy nhiên, chỉ biết được tên tuổi một số ít nạn nhân, và cho tới nay mới xác định được 14 nạn nhân. Những phát hiện mới nhất có thể giúp nhận diện thêm nhiều nạn nhân nữa.
Dirk Wiese, Ủy viên Chính quyền Liên bang của Cộng ḥa Liên bang Đức, cho biết: “Ở một vị trí như này, có thể thấy rơ lịch sử của chúng ta vẫn gần với chúng ta thế nào. Chúng ta phải ư thức rơ điều này trong mối quan hệ với các nước thừa kế của Liên bang Xô-viết, mà kí ức về những tội lỗi của Chủ nghĩa Quốc xă thường động chạm trực tiếp tới lịch sử gia đ́nh, và con cái và cháu chắt có quyền được biết tại sao người thân tại không trở về từ Đức”.
Các cuộc khai quật khảo cổ học mang tới cái nh́n thoáng qua về những sự kiện kinh khủng của Thế Chiến II. Ví dụ, năm 2017, các chuyên gia đă t́m thấy hai nhà tắm nghi thức tại di tích của Hội đường Do Thái Lớn tại Vilnius, ở Lithuania, hơn 70 năm sau khi nó bị tàn phá trong cuộc Thảm sát Holocaust.
Trong một dự án riêng biệt ở Lithuania, người ta đă phát hiện một đường hầm được các tù nhân Do Thái sử dụng để chạy trốn Quốc xă.
VietBF © Sưu Tầm