Sống xa quê hương, trên đất khách quê người. Mỗi lần chờ đợi thời gian trở về quê nhà th́ cảm thấy thật vui. Nhưng thêm vào đó cũng là nỗi lo, nỗi ám ảnh khi mang cái mác Việt Kiều về nước.
Gần đến ngày trở lại quê hương, tôi bồi hồi nhẩm đếm ngược mà nhiều khi cũng giả vờ lơ đi bởi càng đếm càng thấy dài thêm. Xa nhà đă gần 8 năm, tưởng tượng đến ngày đáp xuống sân bay gặp lại cha mẹ, người thân, bạn bè là tôi mừng đến muốn khóc.
Chộn rộn ngày trở về
Điều quan tâm hàng đầu của gia đ́nh là mua vé máy bay thế nào cho rẻ nên cứ so sánh các hăng bay, canh cho được “chuyến bay đẹp” như: ít quá cảnh, giờ đến không quá trễ để đỡ vất vả người đi đón, tránh ngày lễ và mùa mưa băo...Rồi “ŕnh rập” đặt cho được vé rẻ nhất bởi hăng bay cũng chơi lắt léo, cứ thấy ḿnh dùng một địa chỉ IP (viết tắt của từ tiếng Anh: Internet Protocol - giao thức Internet) kiểm tra chặng bay đó liên tục là sẽ treo giá trên trời chẳng bao giờ chịu tụt xuống.
Do vậy kinh nghiệm đặt vé máy bay quốc tế là bạn phải “làm mới” (refresh) liên tục, xoá lịch sử t́m kiếm để hăng bay “ngó lơ”.
Cuối cùng th́ chúng tôi cũng đă đặt được vé phổ thông cách ngày về những... 8 tháng. Bởi đối với những người phải sinh sống ở xa sân bay, ít có người thân hỗ trợ th́ kế hoạch tác chiến cho ngày về càng thêm chi tiết bởi “sai một ly đi ...vài chục ngàn USD” là chuyện thường. Việc vé giờ chót chênh lệch đến vài ngàn USD nhân với cả gia đ́nh th́ cũng là con số khiến mọi người “tối tăm mặt mũi” nên đặt vé càng sớm th́ thời gian chuẩn bị càng được chu đáo hơn.
Thứ đến là theo lệ “Món quà mở ra câu chuyện”.
Chuyện quà cáp không chỉ liên quan đến kinh tế gia đ́nh mà c̣n phải tính toán làm sao để dễ dàng vận chuyển và ai cũng có quà. Người nhà, họ hàng, người thân, bạn bè, đồng nghiệp cũ... ai cũng quan trọng cả, có quà cho người này th́ không thể thiếu được người kia. Chưa kể người này dặn mua hộ cái điện thoại Iphone đời mới, bạn khác nhờ mua hộ vài hộp thuốc thực phẩm chức năng mà Facebook của tôi càng nhiều “Friends” th́ càng không thể từ chối.
Cả nhà phải làm cho mỗi người một chiếc “sớ” là tờ giấy chi chít chữ dán trên tường cạnh bàn ăn để khi nào nhớ ra ai, mua cái ǵ th́ ghi liền vào. Có nhiều món quà đă lỡ mua từ cách đây 2,3 năm như nước hoa bởi mỗi năm người ta sale off một vài lần nên “có ǵ mua nấy” để tiết kiệm.
Áo quần th́ cũng phải mua hàng trái mùa để có giá giảm 75 - 80% nhưng tuyệt đối không lấy hàng “Sản xuất tại Việt Nam” dù hầu hết đều làm gia công từ quê nhà bởi sợ bị chê là “chở củi về rừng”. Mà có lỡ mua đúng hàng này th́ phải nhanh tay...cắt mác đi để giữ đúng chuẩn là hàng hiệu của Mỹ mang về.
Thuốc uống th́ đủ độ tuổi, giới tính hay trị đủ loại bệnh được tôi đều đặn săn hàng tuần tại tiệm thuốc Walgreen chờ người ta bán 1 tặng 1 hoặc loại tích được nhiều điểm thưởng. Chỉ có thuốc cho con cái là không quan tâm lắm v́ chẳng biết chúng ốm khi nào để mua trước!
Rồi bao nhiêu thứ khác nữa cho chuyến “di dân” trở về khiến tôi phải mua trước thùng giấy, ướm thử đồ rồi mang lên cân sợ quá kư sẽ bị phạt. Cứ bỏ vào lấy ra suốt ngày rộn rịp không kém ǵ chuẩn bị cho đêm Giao thừa.
Mỗi lần nh́n những chiếc máy bay đỗ cạnh ống lồng, tôi lại tưởng tượng đến chuyến bay của ngày trở về hay cứ có dịp ghé sân bay quốc tế ở thành phố Dallas (bang Texas), tôi lại thăm dăy ghế mà gia đ́nh khi lần đầu sang Mỹ đă từng ngồi nghỉ ở đây chờ nối chuyến cách đây 8 năm.
Những điều mà nhiều gia đ́nh Việt Kiều hay các bạn trẻ đi du học ở Mỹ khác chắc chắn cũng sẽ có cảm giác xao xuyến giống như tôi.
"Văn Lâm", anh ở đâu?
Đă có nhiều bạn bè đặt câu hỏi cho tôi rằng “Bỏ việc tốt ở Việt Nam làm ǵ để qua Mỹ làm ...con cu li (dù tôi chẳng biết con này là con gỉ ǵ). Và rồi giờ lại phải giải tŕnh “Qua ...bển rồi, về Việt Nam làm ǵ?”.
Cứ như vậy nên có thời gian tôi phải khoá Facebook trốn biệt để tránh phải giải thích lại chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói măi”.
Một thế hệ Việt kiều trẻ thời “hậu chiến” đang ngày càng quan tâm Việt Nam như là một mảnh đất có nhiều cơ hội. Tận dụng vốn kiến thức và chuyên môn được đào tạo từ nước Mỹ, những thanh niên Việt kiều mong muốn về nước sinh sống và lập nghiệp, muốn thử sức tại một nền kinh tế nhiều cơ hội tăng trưởng, bên cạnh việc khám phá văn hóa, cội nguồn của cha ông.
Tôi cũng không nằm ngoài ḍng chảy xuôi ngược đó, giống như chú chim ở ngoài th́ muốn bay vào lồng và ngược lại. Nhưng để có một câu giải thích chung cho mọi người hiểu không phải là chuyện dễ dàng.
Nước Mỹ đă cho tôi khám phá những khả năng “tiềm ẩn” của bản thân, những trải nghiệm sống trên đất khách quê người, kỹ năng “review” đánh giá dịch vụ khi đi qua hàng trăm thành phố lớn nhỏ, thưởng thức cả ngàn món ăn khác nhau khi làm phục vụ hay tiếp xúc một vài nhân vật người Mỹ gốc Việt nổi tiếng từ đó giới thiệu cho bạn đọc trẻ Việt Nam làm gương phấn đấu qua những bài báo của ḿnh.
Đặc biệt hơn là vài chục giám đốc pḥng Marketing, truyền thông của các thành phố du lịch lớn ở Hoa Kỳ đă biết đến tôi qua những bài báo sau chuyến đi rồi từ đó luôn thường xuyên liên lạc để trao đổi thông tin t́m hiểu cho thị trường khách du lịch Việt Nam đầy tiềm năng khi đường bay thẳng giữa hai nước đă được xúc tiến.
C̣n những ban quản lư khu du lịch hay hội đồng thành phố nhỏ hơn nhận được tạp chí tôi tặng đă rất vui mừng khi được lần đầu tiên xuất hiện trên một tờ báo ở tân...nửa bên kia thế giới và lần đầu tiên đón người khách du lịch đến từ Việt Nam. Và biết đâu sẽ có tiếp theo những đám cưới khác từ các cặp đôi của Hoa Kỳ tại Việt Nam qua sự giới thiệu của ḿnh hay những bài báo được đăng tải?
Thế nhưng ở Mỹ th́ người ta cần nói thêm về họ làm ǵ nữa cơ chứ? V́ vậy tôi phải mang nước Mỹ ra khỏi biên giới để giới thiệu cho mọi người ở nhà. Tôi cũng đă gơ cửa đến rất nhiều tuyển dụng, “nhẵn mặt” trên các trang mạng tuyển nhân sự du lịch nhưng chỉ nhận được sự im lặng và để lại trong tôi quá nhiều câu hỏi như không ai muốn trả lời.
Nhiều khi tự đùa rằng ở Mỹ có trang mạng “Kelley Blue Book” giúp người ta nhập các thông số của chiếc xe cũ của ḿnh vào sẽ định được giá mua bán. Nếu ở Việt Nam có trang tuyển dụng nhân lực nào có chức năng nhập thông tin ứng viên vào sẽ hiện ra được giá trị của người đó như định giá cầu thủ để chuyển nhượng th́ sẽ bớt đi được chuyện “Thương lượng mức lương” nhiều khi khá cảm tính của người phỏng vấn.
Và tôi cũng đỡ khổ sở khi phải điền vào mức lương mong muốn khi đă rời Việt Nam gần cả thập kỷ, cái hồi tô cơm hến ở Huế chỉ có... 5.000 đồng!
Tôi tự an ủi khi nhớ lại chuyện thủ môn Văn Lâm từng “đăng đàng facebook” ngày xưa bởi nếu chàng hotboy hộ pháp này buông xuôi ước mơ của ḿnh ngay từ cái khước từ đầu tiên, nếu tâm sự được đăng lên mà chẳng mấy ai quan tâm chia sẻ th́ fan cuồng bóng đá đă không thể biết đến một “người nhện của Việt Nam” như bây giờ.
So sánh với Văn Lâm nổi tiếng làm ǵ để tôi nhận thêm gạch đá về ḿnh nhưng đâu đó chắc chắn c̣n nhiều bản sao Lâm “Tây” trên thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau ở Việt Nam đang thiếu nhân lực mà chưa đủ DUYÊN để được trở về quê hương thử sức ḿnh.
Mong lắm, muốn lắm, cần lắm và nhiều hơn “4 chữ lắm” nữa là ước mơ của những người con đất Việt đang t́m một con đường trở về đóng góp cho đất nước. Riêng tôi cũng chỉ muốn trở thành một "Văn Lâm" khác trong ngành du lịch và chờ cơ hội được trao để ra sân.
Khi kết thúc bài viết này th́ tôi đă không cầm được nước mắt. Tôi khóc v́ nỗi hạnh phúc khi trở về với đại gia đ́nh và người thân quá lâu không gặp, v́ một chút lo lắng khi phải trở lại với cảm giác “thất nghiệp” ngay tại quê hương của ḿnh, v́ chút ngại ngần khi bị dán mác “Việt kiều” và trăm ngàn thứ khác nữa!
Mà thôi, cứ vui lên để nghe ḷng tôi khẽ hát cùng anh chàng Soobin: “Từng chặng đường dài mà ta qua/ Đều để lại kỉ niệm quư giá/ Để lại một điều rằng càng đi xa/ Ta càng thêm nhớ nhà/ Đi thật xa để trở về...”