Mới có thông tin rằng Mỹ ra tay với điều từng bị cấm. Đó là việc Mỹ sẽ thử nghiệm các hệ thống tên lửa hành trình phóng từ mặt đất từng bị cấm theo INF.
Bộ Quốc phòng Mỹ tiết lộ trong tuần này rằng họ sẽ bắt đầu sản xuất các bộ phận cho các hệ thống tên lửa hành trình phóng từ mặt đất đã bị cấm trước đây theo các điều khoản của Hiệp ước các Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).
Người phát ngôn Lầu Năm Góc, Trung tá Michelle Baldanza cho biết hôm thứ Hai rằng, cơ quan này "sẽ bắt đầu các hoạt động chế tạo các bộ phận hỗ trợ thử nghiệm phát triển các hệ thống trên. Các hoạt động này cho đến ngày 2 tháng 2 vừa qua vẫn là không phù hợp với nghĩa vụ của chúng tôi theo hiệp ước (INF-pv)."
Châu Âu đang hết sức lo ngại khi hiệp ước INF đang tiến tới bờ vực sụp đổ. (Nguồn: AP)
Động thái khởi động lại chương trình này là kết quả của việc chính quyền Trump tuyên bố vào tháng 2 năm 2019 sẽ rút khỏi thỏa thuận kiểm soát vũ khí năm 1987 về những cáo buộc rằng Nga đã vi phạm thỏa thuận này. Hiệp ước trên cấm cả hai nước sở hữu và phát triển tên lửa phóng từ mặt đất với tầm bắn từ 500 đến 5.000 km. Moscow đã bác bỏ mọi cáo buộc về việc vi phạm các điều khoản của thỏa thuận.
"Bởi vì Hoa Kỳ đã tuân thủ nghiêm ngặt các nghĩa vụ của mình với Hiệp ước INF, nên các chương trình này đang ở giai đoạn đầu", ông Baldanza nói thêm, nhấn mạnh rằng những nỗ lực của Mỹ là "chỉ thông thường - không phải hạt nhân".
Tuy nhiên, người phát ngôn giải thích thêm rằng những nỗ lực đổi mới của Mỹ là có thể đảo ngược và sẽ bị dừng lại trong trường hợp Nga quay trở lại "tuân thủ đầy đủ và có thể kiểm chứng trước khi chúng tôi rút khỏi hiệp ước INF vào tháng 8 năm 2019".
Vài ngày trước khi thông báo được đưa ra, một quan chức của Lầu Năm Góc Mỹ đã nói với Tuần báo Hàng không rằng nghiên cứu và phát triển các khái niệm phi hạt nhân đã bắt đầu vào cuối năm 2017.
Hiện tại, cả chính phủ Mỹ và Nga, sau khi tuyên bố ý định rút khỏi INF, đều đang trải qua quá trình chính thức rời đi kéo dài 6 tháng.