Mỹ đă có thái độ thẳng thắn với cahaau Á. Wasngton tiếp tục cam kết quân sự và vạch ra những tiềm năng hợp tác to lớn với châu Á. Nước này cung nhấn mạnh mối đe dọa chiến lược từ Trung Quốc.
Mỹ không mờ hồ về Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Donald Trump từng khiến các đồng minh châu Á lo ngại v́ theo đuổi chính sách “Nước Mỹ trước tiên” và cương lĩnh “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại” trong quá tŕnh tranh cử trước đó. Lo ngại gia tăng khi chỉ sau 3 ngày đảm nhiệm chức vụ Tổng thống, ông Trump đă rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái B́nh Dương (TPP).
Đây được coi là quyết định chính sách đối ngoại tồi tệ nhất của Tổng thống Trump cho đến nay.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng dư luận có vẻ như đang hiểu nhầm về chính sách đối ngoại mạch lạc và gần như truyền thống của đảng Cộng ḥa tại châu Á.
Điều này được chính quyền của Tổng thống Trump khẳng định bằng giấy trắng mực đen với những cam kết rơ ràng.
Người Mỹ không mơ hồ trước những thách thức từ Trung Quốc
Chiến lược An ninh Quốc gia của Mỹ công bố tháng 12/2017 được đánh giá là văn kiện vạch ra tầm nh́n cho khu vực, nơi Mỹ sẽ cạnh tranh, vượt trội và chiếm ưu thế hơn so với Trung Quốc. Văn kiện này nhấn mạnh rằng Trung Quốc tạo ra một mối đe dọa chiến lược.
Có ư kiến cho rằng việc khai chiến thương mại với Trung Quốc có liên quan nhiều đến ư định của ông Trump nhằm mang lại những điều khoản thương mại tốt hơn với Trung Quốc thay v́ tạo ra một cuộc cạnh tranh chiến lược rộng lớn hơn ở Ấn Độ Dương – Thái B́nh Dương.
C̣n trong vấn đề Triều Tiên, Tổng thống Trump đă chấp nhận đối thoại với nhà lănh đạo Kim Jong-un và chấm dứt các cuộc tập trận quân sự thường niên với Hàn Quốc mà không nhận lại bất kỳ cam kết phi hạt nhân hóa nào.
Tuy nhiên, giới phân tích quốc tế lưu ư rằng chính quyền Mỹ không chỉ có Tổng thống Trump bởi bên cạnh ông cơ quan chính sách đối ngoại vẫn chiếm ưu thế. Chiến lược của Mỹ ở Ấn Độ Dương – Thái B́nh Dương không thể bị loại bỏ một cách đáng kể khỏi những chính sách đối ngoại trước kia của đảng Cộng Ḥa.
Đạo luật Sáng kiến Tái bảo đảm Châu Á (ARIA) đă được Tổng thống Trump kư vào ngày cuối cùng của năm 2018. Mặc dù đạo luật này không thu hút nhiều sự chú ư khi ARIA chỉ tái khẳng định các cam kết của Mỹ với các đối tác liên minh và an ninh của ḿnh, song nhờ đạo luật này, Mỹ cũng khẳng định sẽ chi thêm 1,5 tỷ USD ở châu Á.
Hủy tập trận lớn với Hàn Quốc có thể chỉ là chiến thuật "thay tên đổi họ" của Mỹ
Đạo luật cũng hợp thức hóa cam kết của Mỹ đối với việc hồi sinh Đối thoại An ninh Tứ giác (Quad), gồm Mỹ, Australia, Ấn Độ và Nhật Bản, nhằm thúc đẩy trật tự thế giới dựa trên quy tắc và một Ấn Độ Dương – Thái B́nh Dương tự do và cởi mở.
Quad được cho là “hạt nhân” để Mỹ và các đồng minh phô diễn sức mạnh giữa lúc Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ.
Các chuyên gia Australia tin rằng Quad thậm chí có thể tạo ra sức mạnh thực sự ở một số thời điểm khi cho rằng khó có thể tưởng tượng được điều ǵ sẽ diễn ra nếu 4 nước này tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung hoặc một loại h́nh hỗ trợ chung cho Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong các cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Những vũ khí hạng nặng của Mỹ
Theo đánh giá của giới phân tích, dưới thời Tổng thống Trump, Hải quân Mỹ đă tăng cường các hoạt động tự do hàng hải trên Biển Đông và qua lại Eo biển Đài Loan. Điều này cho thấy việc Tổng thống Trump thắng cử vẫn chưa thể chấm dứt chiến lược “xoay trục sang châu Á” mà cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đề ra.
Không những thế, chiến lược Ấn Độ Dương – Thái B́nh Dương của Mỹ vẫn đang hoạt động. Dự án cơ sở hạ tầng ba bên Mỹ-Nhật-Australia giúp cung cấp tài chính với trách nhiệm và biện pháp bảo vệ các nước trong khu vực tránh “bẫy nợ” của Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo mới đây đă đưa ra cam kết đảm bảo về Hiệp ước pḥng thủ chung (MDT) với Philippines và sự can dự của Mỹ ở Biển Đông. Động thái này được coi là lời khẳng định những cam kết và sự gắn kết của Mỹ với khu vực bất chấp quan hệ Philippines-Trung Quốc ấm lên dưới thời Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.
Các chuyên gia Australia cũng dẫn ra số liệu thăm ḍ dư luận của Viện Lowy hồi năm 2018 cho thấy người Australia ủng hộ mạnh mẽ việc liên minh với Mỹ, dù cho mức độ tin tưởng vào Tổng thống Trump không cao. Nếu như trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ 2016, có 45% số người được hỏi cho rằng Australia nên giữ khoảng cách với Mỹ dưới thời Trump th́ một năm sau, con số này đă giảm xuống c̣n 29%.
Tàu sân bay Mỹ tập trận cùng tàu chiến Nhật Bản
Trên thực tế, ông Trump đă không tái đàm phán các thỏa thuận thương mại với Australia, không từ chối người tị nạn của Australia hay cũng không ép buộc Australia phải bắt đầu trả tiền cho binh lính đóng quân ở Darwin. Do đó, các chuyên gia Australia tin rằng các nguyên tắc cơ bản cho việc Mỹ gắn kết ở Ấn Độ Dương – Thái B́nh Dương vẫn mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Phát biểu tại một sự kiện mới đây do Văn pḥng Thương mại Mỹ (AmCham) ở Hong Kong tổ chức, Đại sứ Mỹ tại Indonesia Joseph Donovan khẳng định “không có quốc gia nào đầu tư vào Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương nhiều như Mỹ” và “không giống các quốc gia khác, đầu tư ở đâu, chúng tôi tạo ra việc làm ở đó”. Ông nhấn mạnh khoản đầu tư trị giá 1 ngh́n tỷ USD mà Mỹ đă rót cho khu vực trong năm 2017.
Đại sứ Donovan đă tập trung vào mối quan hệ thương mại và đầu tư của Mỹ với phần c̣n lại của châu Á và tiềm năng phát triển, nhất là trong các lĩnh vực như kinh tế số, cơ sở hạ tầng và năng lượng.
Binh sĩ Mỹ và binh sĩ Thái Lan trong cuộc tập trận Hổ mang Vàng
Ông cho rằng trữ lượng khí đốt dồi dào của Mỹ có thể giúp thỏa măn cơn khát năng lượng của khu vực trong những thập kỷ tới. Ông nói: “Tiêu thụ khí đốt tại Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương sẽ chiếm tới 80% khối lượng tiêu thụ trong một thập kỷ tới, đ̣i hỏi khoản đầu tư trị giá 80 tỷ USD cho hạ tầng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho ASEAN và Ấn Độ nói riêng. Hiện sản lượng xuất khẩu LNG của Mỹ là 30 tỷ mét khối, và dự kiến con số này sẽ c̣n tăng”.
Tổng Lănh sự Mỹ tại Hong Kong Kurt Tong th́ cho rằng tầm nh́n của Mỹ trong khu vực “sâu sắc hơn hẳn việc chỉ rút khỏi những điều không tốt, đó là một nỗ lực làm những điều đúng đắn, t́m kiếm lợi ích chung cũng như đầu tư và thương mại chất lượng cao”.
Ông Tong chỉ trích cách truyền thông địa phương đưa tin về chiến lược của Mỹ theo chiều hướng tiêu cực, và cho rằng đó đúng ra là “các vấn đề trong cách hành xử của Trung Quốc đối với các quan hệ kinh tế, đặc biệt là tính minh bạch, quản trị và xử lư nợ”.