Trong năm thứ ba nắm quyền, Tổng thống Donald Trump gặp nhiều trở ngại. Trong đó trở ngị lớn nhất là phương diện nội chính.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Tinh Châu nhật báo, trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ diễn ra hồi tháng 11/2018, đảng Dân chủ đă giành quyền kiểm soát đa số ghế tại Hạ viện, khiến chính quyền Tổng thống Trump dường như không thể giành được sự ủng hộ của cả hai viện tại Quốc hội để thực hiện các chính sách của ḿnh.
Vấn đề chi phí xây dựng bức tường biên giới giữa Mỹ và Mexico vấp phải sự phản đối của đảng Dân chủ, việc Chính phủ Mỹ bị đóng cửa trong thời gian dài kỳ lục đă nói lên thực tế nêu trên.
Ngoài ra, đảng Dân chủ cũng đang tiếp tục truy cứu những điểm nghi vấn liên quan tới chính quyền Tổng thống Trump. Căn cứ vào kết quả điều tra cáo buộc cấu kết với Nga, yêu cầu luận tội Tổng thống có khả năng tăng cao.
Nếu muốn ông Trump rời nhiệm sở, trước tiên, đảng Dân chủ phải thông qua được nghị quyết về việc luận tội Tổng thống tại Hạ viện, tiếp đó phải giành được sự ủng hộ của 2/3 thành viên Thượng viện, cơ quan đóng vai tṛ như ṭa án luận tội tổng thống.
V́ Thượng viện nằm dưới sự kiểm soát của đảng Cộng ḥa, cho nên, việc buộc ông Trump từ chức là gần như không thể. Dẫu vậy, nếu Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết về việc luận tội tổng thống, đây rơ ràng vẫn là một đ̣n giáng nặng nề nhằm vào ông Trump.
Như vậy, có thể dự đoán trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Trump đối mặt với trở ngại trên phương diện nội chính, điều khiến dư luận lo ngại là Mỹ sẽ tăng cường hơn nữa chính sách “Nước Mỹ trên hết” ở bên ngoài.
Ai cũng biết chính sách thương mại của Tổng thống Trump mang màu sắc của chủ nghĩa bảo hộ rất rơ. Thêm một minh chứng là thông tin mới nhất nói rằng Tổng thống Mỹ đang nghiên cứu nâng thuế suất đánh vào ô tô và phụ tùng ô tô nhập khẩu.
Trên phương diện ngoại giao, Tổng thống Trump cũng có thể tăng cường khuynh hướng nêu trên, tức là chủ nghĩa biệt lập của ông Trump sẽ được phát huy tối đa. Đường lối truyền thống của đảng Cộng ḥa là sử dụng thực lực để đối lấy ḥa b́nh, coi trọng quan hệ với đồng minh và các nước hữu hảo.
Trong thời gian đầu nắm quyền của ông Trump, Bộ trưởng Quốc pḥng James Mattis được coi là đại diện tiêu biểu phát huy ảnh hưởng để thực thi đường lối truyền thống của đảng Cộng ḥa, ngăn chặn chủ nghĩa biệt lập của ông Trump, triển khai ngoại giao kiểu Ronald Reagan. Nhưng sau ngày 31/12/2018, v́ xung đột chính sách Syria với ông Trump, ông Mattis đă buộc phải từ chức.
Chịu ảnh hưởng từ những thay đổi trong nội bộ, ngoài vấn đề Triều Tiên, tác động của chủ nghĩa biệt lập có thể sẽ xuất hiện trong những lĩnh vực mà ông Trump không quá hứng thú. Việc ông Trump bất ngờ tuyên bố rút quân khỏi Syria vào cuối năm 2018 có thể chính là chỉ dấu cho khả năng trên.
Vốn đă coi thường vai tṛ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ông Trump có thể sẽ càng "tự quyết" hơn. Tuy tác động của chủ nghĩa biệt lập khó có thể lập tức phản ánh vào trong chính sách, nhưng khi thời điểm bầu cử Tổng thống khóa tới đến gần, ông Trump có thể sẽ tăng cường chủ trương “Nước Mỹ trên hết” cũng như chính sách không thỏa hiệp về đối ngoại để ảnh hưởng tới cộng đồng quốc tế.
Đối với năm 2020, năm bầu cử Tổng thống, theo tờ Tinh Châu nhật báo, một trong những tiêu điểm chính là việc nội bộ đảng Cộng ḥa có xuất hiện một nhân vật nào ra thách thức ông Trump hay không. Hiện nay, vẫn có tới 80% thành viên đảng Cộng ḥa ủng hộ ông Trump, nhưng điều đó không có nghĩa không tồn tại sự bất măn đối với ông.
Năm 2016, trong đảng Cộng ḥa đă h́nh thành tổ chức “Không bao giờ bầu cho ông Trump” do những người giữ chức vụ cao trong chính quyền các thời làm trung tâm. Tuy nhiên, tổ chức này h́nh thành tương đối muộn, không tạo nên trào lưu hữu hiệu phản đối ông Trump.
Tới năm 2020, nếu những bất măn bấy lâu đối với ông Trump có thể thành công trong việc dựng lên ứng cử viên chống lại ông, th́ ông sẽ rơi vào t́nh trạng khó khăn. Vấn đề là nếu chuyện này diễn ra có thể sẽ kích thích Tổng thống Trump cứng rắn hơn về ngoại giao vào thương mại./.