Bất chấp lời đe dọa của TT Mỹ Donald Trump, các nước đồng minh châu Âu dứt khoát không chịu nghe lời Mỹ, "rút về nước" hơn 800 tay súng IS và xét xử chúng trên đất nước ḿnh.
Đồng minh Mỹ từ chối đưa các tay súng nước ḿnh chiến đấu cho IS ở Syria về nước xét xử
Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây cho biết, có tới hàng ngàn tay súng của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria có xuất thân nước ngoài. Ông kêu gọi các nước châu Âu, đặc biệt là Anh, Pháp và Đức, "rút những tay súng này về nước" và đưa chúng ra xét xử.
"Hoa Kỳ kêu gọi Anh, Pháp, Đức và các đồng minh châu Âu khác rút về nước hơn 800 chiến binh IS bị bắt ở Syria [chủ yếu là do người Kurd bắt giữ] và đưa họ ra xét xử" - Tổng thống Mỹ viết trên Twitter.
Ông Trump nhấn mạnh rằng, Khalifah đang (hay Caliphate) của khủng bố IS đang sụp đổ và Hoa Kỳ không muốn chứng kiến cảnh tượng đau ḷng là các tay súng tàn quân của IS xâm nhập vào châu Âu, nơi luôn nằm trong kế hoạch của những kẻ khủng bố.
Theo ông, đă đến lúc các đồng minh châu Âu cùng hành động với Mỹ để ngăn chặn khủng bố IS. “Chúng tôi đă làm rất nhiều và chi tiêu rất nhiều. Đây là lúc để những nước khác tham gia và làm những ǵ họ có thể" - Tổng thống Mỹ tuyên bố.
Đây không phải là lần đầu tiên nhà lănh đạo Mỹ kêu gọi điều này. Tuy nhiên, cũng giống như những lần trước, đến nay, có rất ít quốc gia bày tỏ sẵn sàng làm điều này. Ví dụ như Vương quốc Anh đă nhiều lần tuyên bố, họ không thể làm như vậy.
Tiến sĩ Clarke Jones, chuyên viên chống khủng bố, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Can thiệp của Úc (Australian Intervention Support Hub) cho rằng, đa phần các đồng minh của Mỹ đều từ chối điều này, ví dụ như Australia (Úc) đă tước quốc tịch của 8 kẻ khủng bố công dân nước ngoài, nghĩa là, những người có hai quốc tịch không được phép trở lại Úc.
Nếu các quốc gia khác cũng phản ứng theo cách này, chúng ta sẽ phải đối mặt với một vấn đề lớn. Những kẻ nguyên là các tay súng khủng bố IS chỉ đơn giản là sẽ mất quyền công dân và sẽ không có nơi nào để đi và họ sẽ sống ở quốc gia nào? Hay là định cư ở lại Syria?
Các chính phủ đồng minh của Mỹ không muốn hồi hương những chiến binh nước ngoài. Đây là điều hoàn toàn dễ hiểu. Việc đưa những tay súng này trở về quê hương là một mối đe dọa hoặc rủi ro lớn, bởi , không ai biết những người đó bị cực đoan hóa đến mức nào, sức khỏe tâm thần hoặc huấn luyện quân sự của họ như thế nào. Hơn nữa, họ đã tham gia vào các trận chiến đầy bạo lực và tàn bạo, họ có rất nhiều kinh nghiệm chiến đấu và khủng bố.
Nếu những người này trở về nước mà vẫn theo xu hướng cực đoan hoặc nếu họ vẫn bị coi là mối đe dọa khủng bố, điều này đương nhiên khiến các chính phủ lo lắng và không muốn để những người này trở về quê hương.
Ngoài ra, ở đây có cả một vấn đề pháp lư: Nếu chính phủ không thể buộc tội các tay súng này, chứng minh rằng họ đã hiện diện trong khu vực chiến sự hoặc đã chiến đấu chống lại các lực lượng đồng minh ở nước ngoài, th́ những người này sẽ phải được thả ra. Hoặc nếu chúng phải đi tù nhưng rồi được ra tù, thì tình hình sẽ không thay đổi - những kẻ khủng bố và chiến binh nước ngoài vẫn sẽ được tự do.
Số phận những người là vợ chồng hay con cái của những kẻ khủng bố đang sống ở Úc th́ là một bi kịch thực sự. Trong nhiều trường hợp các nhóm nhân đạo đã cố gắng đưa trẻ em trở lại Úc; nhưng Chính phủ chống lại điều đó.
Có một quan điểm rằng, khi ở Syria, trẻ em từ 10 đến 15 tuổi bị tẩy năo và có thể làm bất cứ việc ǵ v́ "lý tưởng" Hồi giáo cực đoan. Rất đáng tiếc rằng, một số quốc gia, bao gồm cả Úc, không nhận lấy trách nhiệm và không cố gắng đưa vợ con của các chiến binh trở về quê hương để họ xóa bỏ những tàn tích của tư tưởng IS, được trở về cuộc sống b́nh thường.
Có rất nhiều vấn đề pháp lư, nhưng cuối cùng nguyên nhân chính vẫn là rủi ro hoặc đe dọa và các quốc gia chỉ đơn giản không muốn mạo hiểm. Để giải quyết triệt để t́nh trạng này th́ người ta phải tiến hành “tẩy năo ngược lại” để xóa bỏ hệ tư tưởng của IS.
Tuy nhiên, nếu những người này trở về quê hương, ở các nước đă có những chương tŕnh nào để đào tạo lại cựu chiến binh? Hiện nay không có bất cứ chương tŕnh đáng tin cậy nào để phi cực đoan hóa.
VietBF © sưu tầm