Đó là việc Ukraine ra yêu sách với Nga. Họ có thể tŕ hoăn Nord Stream-2 khi vẫn c̣n thị trường tiềm năng khác. Thế là bỗng dưng Trung Quốc hưởng lợi
Hôm 14/2, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak đă tiết lộ về hợp đồng trung chuyển khí đốt từ Nga sang châu Âu qua Ukraine - một trong những điều kiện để Nord Stream-2 được hoạt động.
Nga muốn trung chuyển khí đốt qua Ukraine mà Kiev c̣n chần chừ
Theo đó, Nga sẵn sàng tiếp tục vận chuyển khí đốt qua Ukraine sau năm 2019 trong điều kiện cạnh tranh. Tuy nhiên, các bên hiện nay vẫn c̣n khúc mắc liên quan đến những tranh chấp pháp lư.
"Các tuyên bố đến từ Ukraine cho thấy, họ sẵn sàng áp đặt ngày càng nhiều khoản tiền phạt đối với chúng tôi. Điều này mang đến ít sự lạc quan" - ông Alexander Novak nhấn mạnh.
Ông Novak nói thêm rằng, Ukraine vẫn chưa hoàn thành các nghĩa vụ của Ủy ban châu Âu về nâng cấp hệ thống vận chuyển khí đốt trên lănh thổ của ḿnh.
"Các đối tác Ukraine hiện vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với Ủy ban châu Âu nhằm cải cách cơ sở hạ tầng giao thông khí đốt" - Bộ trưởng Novak cho biết.
Nga, Ukraine và EU hôm 21/1 đă tiến hành một cuộc họp 3 bên về việc vận chuyển khí đốt của Nga qua lănh thổ Ukraine tại Brussels.
Tuy nhiên, cuộc họp này không có kết quả v́ sau khi nhận được đề xuất tiếp tục vận chuyển khí đốt từ Nga sau năm 2019 từ cả hai phía Nga và châu Âu, đại diện phái đoàn Ukraine nói rằng đề xuất của Moscow chỉ đơn giản là gia hạn hợp đồng hiện tại.
Dù EU đề xuất Ukraine kiểm tra lại hệ thống đường ống của ḿnh phục vụ cho hợp đồng trung chuyển mới, phái đoàn Ukraine cho rằng, đề xuất của cả Nga và EU đều không phù hợp với Ukraine.
Việc tiến hành một hợp đồng trung chuyển khí đốt với Ukraine sau năm 2019 là một điều kiện có tính quyết định tới sự tồn tại của dự án Nord Stream-2.
Mỹ và các quốc gia châu Âu không tham gia dự án đă gọi đường ống dẫn khí đốt chạy dưới biển Baltic sẽ ảnh hưởng đến an ninh năng lượng và đa dạng hóa nguồn cung của châu Âu.
Để trấn an, Đức dẫn đầu một số quốc gia tham gia dự án đă mở rộng nguồn cung năng lượng của châu Âu bằng việc bắt đầu lắp đặt các trạm đầu cuối tiếp nhận khí đốt từ Mỹ, tiếp tục mua khí đốt từ đường ống trên đất liền chạy qua Ukraine.
Trong một nỗ lực đảm bảo hài ḥa các thành viên trong khối, EU đă chấp thuận sẽ không cản trở dự án Nord Stream-2 song yêu cầu các bên tham gia phải đáp ứng các nghĩa vụ nhất định. Một trong số đó là thúc đẩy hợp đồng trung chuyển khí đốt mới giữa Nga và Ukraine.
Sự tŕ hoăn của Ukraine trong việc tiến hành hợp đồng mới đang là vật cản để Nord Stream-2 đi vào hoạt động cuối năm 2019.
Trong một tuyên bố mang tính cảnh báo, một trong những nhà đầu tư châu Âu của dự án này - ông Mario Mehren, CEO của Wintershall - cho biết, Nga có thể chuyển trọng tâm của họ sang Trung Quốc thay v́ EU nếu Brussels không thể hiện sự quan tâm cần thiết và hợp tác để giải quyết vấn đề.
Đáng nói rằng, Trung Quốc c̣n là một trọng tâm gây chú ư của châu Âu thời gian qua, xung quanh các cáo buộc gián điệp và đầu tư.
Ông Mehren nhận xét: "Chúng ta không nên quên: Nga có những lựa chọn thay thế! Nếu người châu Âu chúng ta không ràng buộc Nga th́ nhà sản xuất khí đốt lớn nhất thế giới đó sẽ quay sang Trung Quốc. Điều đó sẽ không tốt cho Nga và không tốt cho châu Âu. Chỉ có Trung Quốc mới có lợi".
"Các công ty phương Tây không cố gắng t́m cách hợp tác nhưng vẫn tiếp tục tham gia các dự án ở Nga. Đó là một điều tốt" - ông Mehren nhấn mạnh.