Nữ tiến sĩ Nguyễn Tuệ Anh hiện đang nghiên cứu ngành Chính sách công của Đại học Oxford (Anh), khiến Nữ tiến sĩ Nguyễn Tuệ Anh nhớ lại “trót mê” bài giảng về Chính sách năng lượng của một thầy giáo sư mà cô đă lên gặp thầy cuối buổi học để đề nghị: “Nếu em giành được học bổng, thầy sẽ nhận em làm tiến sĩ chứ?”, khiến vị giáo sư cười hiền không từ chối. Ông nói: “Cứ để cuối năm rồi tính”.
"Tôi nghĩ, việc bản thân thích sách và thích nghiên cứu cũng đến từ lẽ tự nhiên".
Một ngày của Tuệ Anh cũng tất bật như bất kỳ người làm nghiên cứu nào khác. Những ngày phải đến trường giảng dạy, mỗi sáng, cô vẫn thường dậy từ 4h để di chuyển đến ga tàu và kết thúc một ngày làm việc vào lúc 11h đêm.
Tuệ Anh tự nhận ḿnh không phải là người thích lên kế hoạch dài hạn cho tương lai. Nữ tiến sĩ thích t́m kiếm những điều mới mẻ và thử thách bản thân trong những t́nh huống khó.
Điều này cũng có phần “hợp lư” với nét tính cách của một người say mê làm nghiên cứu khoa học.
“Tôi là người có tâm hồn già cỗi”
Tuệ Anh sinh ra trong một gia đ́nh có bố là giáo sư kinh tế c̣n mẹ là chuyên gia tài chính kế toán. Ngay từ nhỏ, cô đă được ông ngoại kể cho nghe nhiều những câu chuyện trong sách. Hơn 30 tuổi, cô cho rằng bản thân có “tâm hồn già cỗi” v́ thích đọc sách triết học.
“Từ nhỏ, tôi đă thích sách. Ông ngoại tôi cũng là người yêu quư, trân trọng sách. Ông thường đọc cho tôi nghe cuốn “Cổ học tinh hoa” mỗi tối trước khi đi ngủ. Ông không dạy con cháu theo kiểu nói rằng: “Cháu phải hiếu thảo” mà sẽ kể những mẩu chuyện để dạy tôi cách sống, cách làm người.
C̣n bố mẹ tôi cũng là những người đọc sách rất nhiều. Bố mẹ thường chọn cho tôi những cuốn sách hay như "Không Gia Đ́nh”, "Binh pháp Tôn Tử" hay "Chiến tranh và Hoà b́nh".
Chưa bao giờ bố mẹ từ chối tôi bất kỳ cuốn sách nào, kể cả với những cuốn dày và đắt nhất như “Lịch sử Thế giới” năm tôi học lớp 8. Cho nên tôi nghĩ, việc bản thân thích sách và thích nghiên cứu cũng đến từ lẽ tự nhiên”.
Mặc dù bận mải nhưng trong túi xách của Tuệ Anh luôn có một cuốn sách để đọc mỗi khi rảnh rỗi.
“Người làm nghiên cứu lúc nào cũng trong t́nh trạng phân vân không biết “liệu ḿnh đă biết đủ chưa?” và lúc nào cũng cảm thấy cần phải đọc tiếp. Nhưng những lúc rảnh, tôi lại lựa chọn đọc những lĩnh vực tôi chưa đủ biết và hiếu kỳ như Y học hay Triết học”.
Cô con gái tên Panda (6 tuổi) cũng được mẹ luyện rèn cho thói quen đọc. Ở độ tuổi vừa vào lớp 1, Panda có 2 tủ sách cho riêng ḿnh với trên 400 cuốn. Mỗi tuần, cô bé cũng được mẹ đưa đến hiệu sách hay thư viện. Đây là việc làm hàng tuần của hai mẹ con kể từ khi Panda 6 tháng tuổi.
“Ở Anh, văn hóa đọc rất cao nên hầu như trẻ con đều thích đọc sách. Tôi thường nói với con rằng, nếu ḿnh mua sách chỉ để trưng th́ không có tác dụng ǵ hết. Do vậy, con cần phải chọn lọc thật kỹ trước khi quyết định mua một cuốn nào đó.
Mẹ lúc này chỉ là người góp ư như “Mẹ thấy sách này rất hay”, “Con xem thử cuốn này xem sao”. Khi con thích sách và được quyền lựa chọn sách, con sẽ trở nên yêu việc đọc hơn”.
“Học kinh tế để hiểu xă hội”
Quyết định du học khi mới vào cấp 3, Tuệ Anh kể rằng, cha mẹ cô khi ấy không cấm cản mà chỉ phân tích.
“Tôi nhớ bố tôi chỉ hỏi: “Con biết nếu đi du học ḿnh sẽ phải đối mặt với những ǵ rồi chứ?”. Cô gái 15 tuổi khi ấy quả quyết: “Con sẵn sàng”.
Sau này, Tuệ Anh lựa chọn kinh tế là lĩnh vực để nghiên cứu và theo đuổi. Những vấn đề về đời sống, xă hội khiến cô không ngừng đặt câu hỏi.
“Tôi nghĩ rằng mọi thứ trong xă hội đều liên quan rất nhiều đến kinh tế. Do đó, để hiểu hơn về xă hội, tôi cũng cần biết về cách vận hành của nền kinh tế cũng như các chính sách, vấn đề liên quan. Hiểu được kinh tế sẽ hiểu hơn được xă hội”.
"Tôi nghĩ rằng mọi thứ trong xă hội đều liên quan rất nhiều đến kinh tế"
Nhưng phụ nữ làm nghiên cứu vốn không phải là điều dễ dàng. Ở tuần thứ 26 của thai kỳ, Tuệ Anh đă phải vào viện cấp cứu. Khi ấy, chồng của cô đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ với học bổng toàn phần của Hoàng gia Anh. Khoảng cách của cả hai vợ chồng là 4 tiếng đi tàu khiến anh vô cùng lo lắng.
Suy nghĩ rất lâu, cuối cùng, anh quyết định từ bỏ học bổng này để đăng kư học bổng tại ngôi trường vợ đang làm nghiên cứu sinh.
Dẫu vậy, vào tháng thứ 7 của thai kỳ, khi bước vào ṿng phỏng vấn học bổng, một giám khảo đă hỏi cô rằng: “Làm thế nào để có thể vừa làm mẹ, vừa làm nghiên cứu được”.
Trả lời lại vị nữ giáo sư cũng đang mang bầu này, cô đáp: “Bà là giáo sư, bà làm được th́ tôi cũng sẽ làm được”.
Đến tận bây giờ, Tuệ Anh vẫn tin rằng, những ǵ ḿnh làm được một phần là do tính cách “thích thử thách ḿnh” của bản thân.
“Thầy sẽ nhận em chứ?”
Tuệ Anh vẫn nhớ như in ngày đầu tiên cô theo học thạc sĩ. Chỉ v́ “trót mê” bài giảng về Chính sách năng lượng của một thầy giáo sư nọ mà cô đă lên gặp thầy cuối buổi học để đề nghị: “Nếu em giành được học bổng, thầy sẽ nhận em làm tiến sĩ chứ?”.
Vị giáo sư cười hiền không từ chối. Ông nói: “Cứ để cuối năm rồi tính”.
Lời nói ấy khiến cô gái trẻ coi như một lời… thách thức. Vậy là cô quyết tâm phải làm bằng được.
Kết thúc khóa học, cô xin trưởng khoa cho đổi thầy hướng dẫn chỉ định thành vị giáo sư kia để phù hợp với đề tài nghiên cứu. Nhận được sự đồng ư, cô quyết tâm đến gơ cửa xin thầy làm người hướng dẫn.
“Thầy vốn không nhận hướng dẫn cho học tṛ nhiều, nhất là hướng dẫn bậc thạc sĩ. Nhưng thầy nh́n tôi và bảo: “Thôi được. Nhưng tôi chỉ đề tên c̣n bạn phải tự làm. Tôi sẽ không hướng dẫn. Nếu bạn làm được coi như bạn đă chứng minh được khả năng của ḿnh”.
Cũng v́ tính ưa thử thách, Tuệ Anh gật đầu chấp nhận.
Cô con gái tên Panda (6 tuổi) chụp cùng mẹ
Nhưng đề tài cô hứng thú vượt xa những kiến thức đă học. Cô phải mất 2 tháng để thu thập dữ liệu từ hàng ngh́n văn bản chính sách. Ngoài ra, Tuệ Anh cũng phải chạy đi t́m các giáo sư khác nhờ giúp đỡ và kết nối chuyên gia.
Có lúc cô làm xuyên suốt 24 tiếng trong nhiều ngày để kịp nhờ các chuyên gia xem xét và góp ư. Sự quyết tâm và tính “bướng bỉnh” đă giúp cô hoàn thành luận văn với phương pháp nghiên cứu tỉ mỉ và cho ra kết quả bất ngờ.
Luận văn của cô đă được giành giải “Luận văn bậc sau đại học xuất sắc nhất năm”. Điều này cũng giúp cô được mời phát biểu tại hội nghị của Tổ chức Kinh tế năng lượng thế giới.
“Khi biết ḿnh giành được giải đó, việc đầu tiên tôi nghĩ tới là chạy đến khoe với thầy. Nhưng Giáo sư nói rằng, luận văn vẫn cần hoàn chỉnh thêm và tôi vẫn cần phải được thử thách trong các dự án nghiên cứu tiếp. Đó cũng là cơ hội cho tôi được tham gia cùng thầy trong 7 báo cáo kinh tế năng lượng cho Liên Minh Châu Âu sau khi tốt nghiệp. Cho đến bây giờ, tôi vô cùng biết ơn v́ những “thách thức” của thầy”.