T́nh h́nh tại Venezuela đang ngày càng có nhiều diễn biến xấu nhất là khi Nga và Mỹ đang không có cùng quan điểm trong vấn đề này. Đây thực sự là sự chia rẽ đáng lo ngại của Nga và Mỹ trong các vấn đề của TG. Bài viết sau đây sẽ cho thấy rơ điều đó.Mỹ và Nga đều đang cho lưu hành tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc 2 bản dự thảo nghị quyết hoàn toàn trái ngược nhau về t́nh h́nh Venezuela. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy sự chia rẽ sâu sắc của cộng đồng quốc tế liên quan tới cuộc khủng hoảng tại quốc gia Nam Mỹ này. Nga, vốn ủng hộ Tổng thống Nicolas Maduro và Mỹ, quốc gia đầu tiên công nhận Tổng thống tự phong của Venezuela Juan Guaido đang ở hai thái cực hoàn toàn khác nhau liên quan tới vấn đề này.Theo các nhà ngoại giao, phái đoàn Mỹ đă gửi tới 14 quốc gia thành viên khác của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc bản dự thảo nghị quyết mới, trong đó ủng hộ đầy đủ Quốc hội do phe đối lập kiểm soát và coi đây là thể chế dân chủ duy nhất được bầu lên của Venezuela. Hồi tháng 1/2019, Nga, Trung Quốc, Guinea Xích đạo và Nam Phi đă ngăn cản Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ra tuyên bố tương tự.
Bản dự thảo mới, được soạn thảo theo ư tưởng của Mỹ đă được thảo luận kín trong phiên họp hôm 8/2 vừa qua. Cũng tại phiên họp này, Nga đă tŕnh bày một bản dự thảo nghị quyết riêng rẽ, bày tỏ lo ngại về “những âm mưu can thiệp” vào vấn đề nội bộ của một quốc gia, cũng như những cảnh báo sử dụng quân đội để chống lại sự toàn vẹn lănh thổ và độc lập chính trị của Venezuela. Nga nhiều lần chỉ trích Mỹ hỗ trợ âm mưu đảo chính tại quốc gia Nam Mỹ này.
Trước đó, trả lời phỏng vấn hăng tin CBS, Tổng thống Donald Trump hồi tuần trước đă để ngỏ khả năng can thiệp quân sự vào Venezuela khi tuyên bố đây là “một lựa chọn”. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia phân tích đă bày tỏ hoài nghi về lựa chọn này khi cho rằng, bất kỳ sự can thiệp hay gây sức ép nào đều sẽ phản tác dụng.
Chuyên gia phân tích chính trị Venezuela German Saltron đánh giá: “Mọi sức ép quốc tế đều là không thể lư giải và sẽ phản tác dụng. Bởi Venezuela là một quốc gia có chủ quyền. Chính phủ Venezuela sẽ không chấp nhận những sức ép từ bên ngoài hay bất kỳ sự can thiệp nào”.
Trong một phản ứng mới nhất, Phó Tổng thống Venezuela Rodriguez hôm qua (9/2) cho rằng chính đường lối chỉ đạo của Mỹ đă cản trở đối thoại tại Venezuela và nhắc lại lập trường của nước này sẵn sàng đối thoại nhằm tạo điều kiện cho các nỗ lực giải quyết khủng hoảng. Bà đồng thời bác bỏ tuyên bố cho rằng, Venezuela đang hứng chịu một cuộc khủng hoảng nhân đạo, cho rằng đây là một “lời nói dối” nhằm viện cớ can thiệp vào quốc gia Nam Mỹ này. Đây cũng là lập trường được Tổng thống Maduro nhiều lần nhắc lại kể từ khi cuộc khủng hoảng bùng phát hồi đầu năm nay.
“Tôi sẵn sàng đối thoại ở bất kỳ dâu, vào bất kỳ thời điểm nào và với bất kỳ ai. Đối thoại có thể bắt đầu ngay lúc này, trực tiếp với tôi hay thông qua các đặc phái viên".
Cùng ngày, Đại sứ Nga tại Brazil Sergey Akopov bày tỏ hy vọng Brazil sẽ không can thiệp vào cuộc khủng hoảng tại Venezuela. Cùng với Mỹ, Braxin là một trong số những nước phản đối mạnh mẽ nhất chính quyền của Tổng thống Maduro. Theo Đại sứ Sergey Akopov, Nga hy vọng Braxin sẽ duy tŕ những các nguyên tắc cơ bản truyền thống mà ngành ngoại giao nước này theo đuổi nhiều thập kỷ qua, cụ thể là không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của nước khác, không sử dụng các biện pháp trừng phạt đơn phương trái phép về kinh tế hay các biện pháp trừng phạt khác của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đối với các nước có chủ quyền.
Kể từ khi chính trường Venezuela trở nên căng thẳng hồi đầu năm nay, Nga đă khá tích cực trong việc trung gian ḥa giải các phe nhóm đối lập tại Venezuela. Tuy nhiên, tới nay lập trường của các bên vẫn c̣n khá xa nhau và đang có phần trở nên phức tạp hơn do sự chia rẽ của cộng đồng quốc tế liên quan tới cuộc khủng hoảng này.
|