Nếu tên lửa Mỹ đặt tại Ukraine thì sẽ là ác mộng với kẻ thù số 1 của Mỹ là Nga. Bởi vì sau khi xóa bỏ Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung - INF việc này hoàn toàn có thể xảy ra. Hiện ngoài việc phát triển vũ khí thì điểm đặt của chúng là điều khiến Mỹ đau đầu.
Hiện nay cả hai siêu cường quân sự Nga và Mỹ đều đã chính thức rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung - INF, thế giới đã trở lại với cuộc Chiến tranh Lạnh phiên bản hai mà cường độ được dự báo sẽ cực kỳ khốc liệt.
Dấu hiệu đầu tiên đã xuất hiện khi Nga tuyên bố phát triển tên lửa hành trình đối đất siêu thanh Kalibr-M tầm bắn 4.500 km, trong khi đó Mỹ để ngỏ khả năng tái triển khai phiên bản trên bộ của tên lửa hành trình Tomahawk với mã định danh BGM-109G Gryphon hay tên lửa đạn đạo MGM-31 Pershing II.
Ưu điểm của tên lửa tầm trung đó là khi được triển khai sát lãnh thổ đối phương thì mọi hệ thống radar cảnh báo sớm đều trở nên hoàn toàn vô tác dụng, khiến kẻ địch chẳng thể nào đưa ra được phản ứng kịp thời.
Ac mong cua Nga neu ten lua My dat tai Ukraine
Tên lửa đạn đạo hạt nhân tầm trung MGM-31 Pershing II của Mỹ
Tuy nhiên hiện tại những hành động như phát triển tên lửa thế hệ mới hay tái triển khai các tổ hợp tên lửa chiến lược cũ đang bị lưu kho vẫn bị xem như đơn giản chỉ là một hành động mang tính biểu tượng của các siêu cường quân sự mà thôi.
Nguy cơ chỉ thực sự xảy đến khi các vũ khí trên tìm được điểm đặt phù hợp, tức là Mỹ và Nga phải có cách để "dí dao" vào sát đối thủ thì mới phát huy được tác dụng của tên lửa chiến lược tầm trung.
Nhưng sẽ là rất khó để các quốc gia châu Âu cho Mỹ triển khai tên lửa Pershing II hay Gryphon trên đất của họ vì sẽ trở thành đích ngắm của tên lửa hạt nhân Nga, tương tự như vậy Moskva mang Kalibr-M đến đâu gần Mỹ để lắp đặt cũng là vấn đề nan giải.
Tên lửa hành trình hạt nhân tầm trung BGM-109G Gryphon của Mỹ
Mặc dù vậy, có vẻ như Washington đã tìm ra cách giải quyết bài toán trên khi xuất hiện ứng viên tiềm năng nhất cho phép họ có thể triển khai tên lửa hạt nhân, đó chính là Ukraine khi khoảng cách đến thủ đô Moskva của Nga chỉ vào khoảng trên 700 km.
Hiện tại căng thẳng giữa Nga và Ukraine chẳng những chưa có dấu hiệu suy giảm mà thậm chí còn trầm trọng thêm, ngoài bán đảo Crimea, Kiev luôn cáo buộc Moskva can thiệp vào tình hình miền Đông cũng như độc chiếm eo biển Kerch.
Trong giới quân sự Ukraine đã xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng nước này nên khôi phục lại vũ khí hạt nhân để làm đối trọng với Nga. Tuy nhiên khả năng này còn xa vời cũng như tiềm lực tài chính chưa thực sự thuận lợi.
Với những vấn đề còn tồn tại trên, có thể Ucraina sẽ cho phép Mỹ triển khai tên lửa tầm trung để đổi lại sự đảm bảo về anh ninh cũng như kinh tế. Nếu viễn cảnh trên xảy ra thì rõ ràng đó là ác mộng của Moskva.
VietBF@ sưu tầm.