Một nhà ngoại giao cấp cao của Nga mới đây tiết lộ. Sau khi Mỹ rút khỏi một hiệp ước kiểm soát vũ khí thời Chiến tranh Lạnh th́ một hiệp ước hạt nhân khác giữa Nga và Mỹ đang gặp nguy hiểm. Không thể biết được điều ǵ sẽ xảy ra?
Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa việc Mỹ rút khỏi hiệp ước INF
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov hôm 7/2 cáo buộc Mỹ từ chối đàm phán về việc kéo dài thời hạn thực hiện hiệp ước START MỚI và đây là tín hiệu cho thấy Washington có ư định để cho hiệp ước này chấm dứt vào thời hạn nó hết hạn năm 2021. Ông Ryabkov cảnh báo, thời gian để cứu hiệp ước START MỚI sắp hết. Hiệp ước START MỚI được Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev kư kết năm 2010.
Theo lời Thứ trưởng Ryabkov, Mỹ không thể hiện “bất kỳ dấu hiệu sẵn sàng hay mong muốn nào” trong việc tham gia vào những cuộc đàm phán về việc kéo dài thêm thời gian thực hiện hiệp ước. Hiệp ước START MỚI giới hạn mỗi nước chỉ được sở hữu không quá 1.550 đầu đạn đạn hạt nhân và 700 tên lửa, máy bay ném bom.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Andrea Thompson khi trả lời các phóng viên đă đáp trả lại rằng, vẫn c̣n đủ thời gian để thảo luận về việc kéo dài thời gian thực hiệp hiệp ước START MỚI.
"Chúng ta vẫn có thời gian đến năm 2021. Đó là một hiệp ước tương đối đơn giản để kéo dài thời gian thực hiện, v́ thế chúng ta vẫn c̣n thời gian," ông Thompson nói.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Ngoại giao Nga cảnh báo, thủ tục sẽ không đơn giản. Ông này nhấn mạnh rằng, Mỹ đă cải biến 56 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Trident được phóng đi từ tàu ngầm và 41 máy bay ném bom chiến lược B-52H có khả năng mang vũ khí hạt nhân thành những vũ khí sử dụng đầu đạn thông thường. Tuy nhiên, Mỹ đến nay vẫn không thực hiện những yêu cầu liên tiếp của Nga về hoạt động kiểm chứng nhằm loại bỏ khả năng những vũ khí trên có thể quay trở lại thành vũ khí hạt nhân.
"Trong kịch bản tồi tệ nhất, những vũ khí đó có thể mang tới 1.286 đầu đạn hạt nhân", ông Ryabkov bày tỏ quan ngại. Điều này đồng nghĩa với việc Mỹ có thể tăng gần gấp đôi số lượng đầu đạn hạt nhân mà nước này được phép triển khai theo hiệp ước START MỚI.
Nhà ngoại giao cấp cao của Nga cho rằng, “hầu như không c̣n thời gian” để thảo luận về vấn đề đó và các vấn đề khác để kéo dài thời hạn thực hiện hiệp ước START MỚI thêm 5 năm mới như được vạch ra vào thời điểm hiệp ước này được kư kết.
"Có lư do để nghi ngờ rằng các đối tác Mỹ của chúng tôi đang t́m cách tránh các cuộc thảo luận và… cứ để cho hiệp ước đó lặng lẽ hết hạn”, ông Ryabkov nói.
Thứ trưởng Ngoại giao Ryabkov cũng bày tỏ rằng, Nga sẵn sàng đàm phán về một hiệp ước kế cận của Hiệp ước Các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung 1987 (INF). "Chúng tôi sẵn sàng đối thoại. Nếu Mỹ quan tâm, họ nên nói ra đề nghị của họ", ông Ryabkov nói thêm.
Những phát biểu trên của ông Ryabkov được đưa ra sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump gây lo ngại cho cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước đồng minh Châu Âu của Mỹ, khi thông báo chính thức theo đuổi mục tiêu rút ra khỏi INF. Nhiều nước đang phản ứng mạnh mẽ trước việc Mỹ rút khỏi INF bởi họ lo sợ hành động của Mỹ sẽ châm ng̣i cho một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân, đẩy toàn cầu với mối đe dọa diệt chủng v́ loại vũ khí có sức hủy diệt kinh người này.
INF được kư kết là để giải quyết một cuộc khủng hoảng tên lửa hạt nhân thời Xô-viết nhằm vào các thủ đô phương Tây. Hiệp ước INF được ông Mikhail Gorbachev và ông Ronald Reagan kư năm 1987 cấm Nga và Mỹ phát triển, triển khai và thử nghiệm các tên lửa hành tŕnh và tên lửa đạn đạo được phóng đi từ mặt đất với tầm bắn từ khoảng 300 đến 3.400 dặm (tương đương từ 482km đến 5470km). Hiệp ước này được coi là một thành tựu lớn đạt được trong nỗ lực nhằm “tháo ng̣i” căng thẳng trong Chiến tranh Lạnh và giúp hóa giải nỗi lo sợ về vũ khí hạt nhân ở Châu Âu.
Nga và Mỹ liên tục cáo buộc lẫn nhau về những vụ vi phạm hiệp ước. Mỹ tố cáo Nga chế tạo các tên lửa bị cấm trong hiệp ước. Trong khi đó, Nga tố ngược lại rằng Mỹ không tuân thủ INF khi thiết lập các căn cứ quân sự ở Đông Âu có khả năng không chỉ pḥng thủ mà c̣n tấn công được và có thể nhằm vào Nga. Bất chấp những lời cáo buộc trên, chính quyền của cựu Tổng thống Barack Obama trước đó đă quyết định không từ bỏ thỏa thuận này.
Nếu Tổng thống Trump thực hiện lời tuyên bố rút Mỹ ra khỏi INF th́ sẽ chỉ c̣n Hiệp ước Cắt Giảm Vũ khí Chiến lược (START MỚI) là bước cản trở cuối cùng đối với viễn cảnh phổ biến vũ khí hạt nhân không kiểm soát. Hiệp ước này có thời hạn đến năm 2021 và Washington chưa quyết định có làm mới nó hay không.