Vừa qua Mỹ cảnh báo Phương Tây hậu quả nếu dùng công nghệ Trung Quốc. Theo đó nếu bất cứ quốc gia Phương Tây nào sử dụng các sản phẩm công nghệ từ hăng viễn thông Huawei hoặc các công ty công nghệ khác của Trung Quốc trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn có thể phải đối mặt với hậu quả từ Washington. Mỹ quyết đánh đến cùng Huawei?
(Ảnh minh họa: Reuters)
Đại sứ Mỹ tại EU Gordon Sondland đă đưa ra cảnh báo trên sau khi tờ báo Handelsblatt đưa tin rằng chính phủ Đức muốn tránh việc loại bỏ các sản phẩm của tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei khỏi dự án mạng 5G của Berlin.
B́nh luận của ông Sondland cho thấy chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang nỗ lực trong việc vận động các đồng minh trên toàn cầu nói không với sự tham gia của Huawei trong các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn. Ngoài ra, EU được cho là đang cân nhắc ban hành luật mới nhằm chống lại các công ty hoặc quốc gia liên quan tới các âm mưu tấn công mạng hoặc ăn trộm tài sản sở hữu trí tuệ.
“Tôi không thấy có bất cứ lư do thuyết phục nào để có thể làm ăn với người Trung Quốc chừng nào họ c̣n áp dụng cơ chế tiếp cận, thao túng hoặc theo dơi đối tác của họ”, ông Sondland nói, nhấn mạnh rằng những quốc gia phớt lờ những rủi ro này sẽ gặp phải những bất lợi trong giao dịch với Mỹ.
Nhà ngoại giao này cũng khẳng định rằng tùy thuộc vào mức độ các nước Phương Tây sử dụng thiết bị Trung Quốc mà Washington sẽ có các động thái nhằm “cẩn thận hơn trong việc chia sẻ thông tin, thực hiện giao dịch kinh doanh”.
Ông Sondland kêu gọi các nước hợp tác với các công ty Phần Lan và khu vực Bắc Âu để xây dựng mạng lưới công nghệ 5G. Ông cáo buộc rằng Trung Quốc có một đạo luật quy định bất cứ công ty tư nhân nào đều phải hợp tác với chính phủ trong các vấn đề liên quan tới hoạt động t́nh báo và không được chối từ.
Theo SCMP, một số quan chức EU cũng có cùng quan ngại với ông Sondland. Tháng trước, ông Andrus Ansip, Phó chủ tịch Ủy ban các vấn đề số hóa châu Âu, nói rằng điều luật trên của Trung Quốc làm gia tăng rủi ro với các công ty Phương Tây khi làm ăn với doanh nghiệp Bắc Kinh.
Ông Ansip kêu gọi tất cả các chính phủ, những người chịu trách nhiệm đối mặt với quá tŕnh đánh giá rủi ro một cách nghiêm túc trước khi đưa ra quyết định.
Handelsblatt ngày 6/2 đưa tin rằng sau cuộc họp nội các, chánh văn pḥng của Thủ tướng Đức Angela Merkel, Helge Braun, đồng t́nh sẽ cố gắng tránh việc cấm Huawei. Đây là kết quả được đưa ra sau khi các cơ quan đối ngoại, nội vụ, kinh tế, tài chính và cơ sở hạ tầng họp bàn với nhau.
Các bộ trưởng của Đức được cho là đă thảo luận về cách để đảm bảo an ninh mạng liên quan tới các dự án 5G trong tương lai, trong bối cảnh các cuộc thảo luận về việc loại bỏ Huawei hay không đang diễn ra căng thẳng.