Phương Tây chê t́nh báo Nga non nớt. GRU là cơ quan t́nh báo quân đội Nga. Tổ chức này từng gây nhiều bất ngờ khi dấu vết của họ dễ bị phát hiện.
Tổng thống Nga V. Putin phát biểu trong lễ kỷ niệm 100 năm thành lập GRU hồi tháng 11/2018
T́nh báo nổi như cồn!
Cuối tháng 1/2019, Hội đồng các bộ trưởng Liên minh châu Âu (EU) đă quyết định trừng phạt một lănh đạo của Cơ quan T́nh báo quân đội Nga (GRU). Trong năm qua, cơ quan t́nh báo vốn luôn rất bí mật này đă trở thành tâm điểm của nhiều vụ bê bối.
Hiện tại GRU đang bị cáo buộc ít nhất trong gần một chục vụ, gồm: âm mưu sát hại 2 cha con cựu điệp viên Skripal (Skripal từng phục vụ GRU); vụ tấn công tin học ở WADA, trụ sở OPCW và các đợt tấn công nhắm vào sân bay Odessa (Ukraine) hay vụ tấn công nhắm vào đảng Dân chủ Mỹ trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016...
Tháng 6/2017, khi hàng trăm ngh́n máy tính của các tập đoàn lớn trên thế giới bị tê liệt v́ một vụ tấn công mạng, phương Tây cũng nghi ngờ có bàn tay của t́nh báo quân sự Nga.
Tờ Le Figaro của Pháp mới đây dẫn lời ông Raymond Nart, cựu Cục phó Cục Phản gián Pháp (DST) cho rằng, cho đến gần đây, các sĩ quan của GRU thường “kín đáo hơn” các đồng nghiệp KGB thuộc cơ quan an ninh, t́nh báo Nga trước đây.
Theo giới phân tích phương Tây, GRU được thành lập là để cạnh tranh với Tcheka, cơ quan tiền thân của KGB. Ṇng cốt của GRU là Sư đoàn 4 thuộc Bộ Tổng Tham mưu. Đến năm 1950, cơ quan quân báo này chính thức mang tên Tổng cục T́nh báo Trung ương Bộ Tổng Tham mưu.
Tờ Le Figaro cho rằng lănh đạo của GRU và KGB không “ưa nhau”. Từ năm 2016, mặc dù GRU nằm dưới sự lănh đạo của Tướng Igor Korobov, một người mà phương Tây cho rằng thân cận với Tổng thống Vladimir Putin, nhưng cơ quan t́nh báo này vẫn tiếp tục đối chọi với FSB (hậu thân của KGB).
Hiện vẫn chưa rơ cuộc cạnh tranh FSB-GRU sẽ có kết cục ra sao bởi ông Igor Korobov, vốn nằm trong danh sách bị trừng phạt của Mỹ, đă đột ngột qua đời ngày 22/11/2018. GRU hiện do Phó đô đốc Igor Kostyukov, 57 tuổi, tạm thời lănh đạo.
Báo chí Pháp cho rằng GRU chính là đơn vị phát hiện tiến triển công tŕnh nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử của Mỹ. GRU cũng thực hiện các nhiệm vụ đa dạng, không chỉ giới hạn ở việc thu thập thông tin quân sự. Tuy nhiên, các kết quả của GRU, theo báo chí Pháp, lại thường bị KGB “nẫng” mất.
Về quan điểm, tờ Libération cho rằng GRU cũng như Bộ Quốc pḥng Nga đều chủ trương một đường lối cứng rắn trong quan hệ với phương Tây, nhất là đối đầu với NATO. Với địa bàn hoạt động rộng hơn so với FSB, GRU không chỉ có mạng lưới t́nh báo ở nước ngoài rất lớn, mà c̣n có cả những đơn vị quân đội tinh nhuệ (Spetznaz) và một đơn vị trinh sát kỹ thuật, tương đương với NSA của Mỹ.
Việc GRU “lộ diện” thời gian gần đây trên truyền thông phương Tây được cho là đă gây ngạc nhiên đối với giới chuyên gia. Trong nhiều vụ việc, nhất là vụ nghi đầu độc hai cha con nhà Skripal, các dấu vết để lại dễ dàng bị lần ra.
Từ việc lần theo các thông tin trên hộ chiếu và tra ngược lại cơ sở dữ liệu tại Saint-Petersburg th́ một trong hai người bị cáo buộc thực hiện vụ đầu độc đă để lộ thông tin có ôtô đăng kư với địa chỉ là trụ sở của GRU, thậm chí cả hộ chiếu thật.
Một vụ điển h́nh khác trong năm 2018 là việc GRU bị cáo buộc thu thập thông tin của OPCW ở Hà Lan. Những người được cho là nhân viên GRU đă để lại một loạt các dấu vết và bằng chứng. Cảnh sát Hà Lan cũng phát hiện ra một điện thoại di động mà thẻ SIM được kích hoạt trong khu vực gần tổng hành dinh của GRU ở Moscow và nhất là hóa đơn đi taxi từ một cơ sở của quân báo Nga ra đến sân bay Sheremetovo ở Moscow.
Sự vụng về khó hiểu
Theo giới phân tích phương Tây, sự “vụng về” của GRU thời gian qua được giải thích là do họ thực hiện các nhiệm vụ mới. Điều đó có nghĩa là, thay v́ cố gắng t́m cách có được những bí mật của đối phương, giờ đây họ lại lao vào các hoạt động mới, được gọi là các biện pháp chủ động ở bên ngoài.
Với các nhiệm vụ mới, các nhân viên của GRU chưa hẳn đă được đào tạo tốt. Chuyên gia Roman Dobrokhokov cho rằng các nhân viên GRU được đào tạo để hoạt động trong môi trường quân sự nên không có thói quen xóa các dấu tích của ḿnh.
Trong khi đó, FSB chỉ hoạt động tại Nga c̣n các nhân viên của SVR, một cơ quan t́nh báo khác của Nga, lại rất kín tiếng và họ cũng không được huấn luyện để tiến hành các “biện pháp chủ động”. Theo Dobrokhokov, họ “là điệp viên và được đào tạo để tiến hành thu thập thông tin và làm công tác t́nh báo”. Những nhiệm vụ này được cho là khó bị phát hiện hơn những nhiệm vụ “chủ động”.
Hồi đầu tháng 10/2018, Mỹ đă khởi tố 7 nhân viên t́nh báo Nga - tất cả đều trực thuộc GRU và hiện sống tại Nga - với tội danh “âm mưu tấn công tin học”. Những người này bị cáo buộc là đánh cắp dữ liệu của Cơ quan Pḥng chống Doping Thế giới (WADA) có trụ sở tại thành phố Montréal (Canada), với mục tiêu là nhằm gây hại cho cơ quan đă tố cáo Nga khuyến khích các vận động viên sử dụng thuốc kích thích tăng cường thể lực để nâng cao thành tích.
Bộ Tư pháp Mỹ nêu rơ: "Trong thời gian từ tháng 12/2014-5/2018, máy tính của WADA đă nhiều lần bị thâm nhập". Bộ Ngoại giao Canada trong thông cáo ngày 4/10 cũng ghi nhận “có nhiều khả năng GRU liên quan đến đợt tấn công nhắm vào WADA và Trung tâm đặc trách chống doping của Canada (CCES)".
Mỹ gắn vụ tấn công nhắm vào WADA với vụ OPCW bị tin tặc tấn công hồi tháng 4/2018. Hà Lan đă trục xuất 4 nhân viên t́nh báo Nga bị bắt quả tang tại La Haye khi đang đột nhập vào hệ thống tin học của OPCW.
Tháng 4/2018 là thời điểm OPCW đang điều tra 2 hồ sơ quan trọng, một liên quan tới vụ cha con cựu điệp viên Nga Sergei Skripal và một liên quan tới những nghi ngờ về trách nhiệm của Moscow trong một vụ tấn công hóa học tại Douma (Syria).
Các nhà điều tra Hà Lan đă hợp tác với các đối tác Anh, phát hiện nhiều chi tiết. Người ta đă t́m thấy trong chiếc xe của nhóm người thâm nhập hệ thống tin học của OPCW một máy tính cá nhân, nhiều điện thoại di động, một hóa đơn thanh toán tiền taxi mà điểm xuất phát là từ trụ sở của cơ quan t́nh báo quân đội Nga, gần sân bay Moscow.
Các nhân viên t́nh báo Nga, mang hộ chiếu ngoại giao, đă đáp máy bay tới phi trường Schiphol ở Amsterdam ngày 10/4. Ngày hôm sau, bốn người này đă thuê một chiếc xe Citroën C3 và họ đă đến quan sát t́nh h́nh gần trụ sở OPCW ở thành phố La Haye.
Đến ngày 13/4, họ đỗ xe tại một khách sạn sát cạnh trụ sở của OPCW và chụp nhiều ảnh. Trong hộp xe có nhiều trang thiết bị điện tử và máy móc cho phép thâm nhập vào mạng wifi của OPCW. Thậm chí, nhóm này có cả mật mă để truy cập vào wifi của OPCW.
Khám xét máy tính, các nhà điều tra phát hiện máy được kết nối với nhiều đường dây ở Brazil, Thụy Sĩ và Malaysia. Bốn người bị phát hiện trong chiếc xe gần trụ sở OPCW dự kiến sau khi rời La Haye, họ sẽ tiếp tục sang Thụy Sĩ, đến viện bào chế tại Spiez, nơi OPCW phân tích mẫu các vũ khí hóa học.
Tuy nhiên, cũng có nhà phân tích phương Tây đánh giá cao GRU v́ cho rằng: “GRU được ví như là một công cụ chiến tranh. Nhân viên của GRU giống như là những người lính, mà đối với họ kết quả đạt được mới đáng quan tâm. Rủi ro và cái giá phải trả ra sao không quan trọng. Do vậy, họ liều lĩnh hơn những điệp viên khác và đương nhiên họ cũng dễ bị phát giác”.