Chính phủ Mỹ chính thức truy tố công ty Huawei, công ty con của Huawei và Mạnh Văn Châu ngày 28/1 với tổng cộng với 23 tội danh, sự kiện này đă khiến cho dư luận thế giới chú ư. Bên cạnh đó, nhiều người cũng chú ư đến vụ tố tụng này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đàm phán thương mại Mỹ – Trung, liệu có ảnh hưởng đến t́nh h́nh kinh doanh trong tương lai của Huawei hay không, cho đến việc liệu Mạnh Văn Châu có được dẫn độ đến Mỹ để xét xử hay không.
Giám đốc FBI Christopher Wray trong trong cuộc họp báo về việc truy tố Huawei và bà Mạnh Văn Châu tại Bộ Tư pháp ngày 28/1/2019 (Ảnh từ Getty Images)
Nh́n từ vĩ mô, khi Mỹ truy tố Huawei và Mạnh Văn Châu, chính quyền Trump đă bắn cùng lúc 5 mũi tên nhắm vào chính quyền Trung Quốc, từng mũi tên đều đang khiến cho Trung Quốc phải có thay đổi lớn, khiến chính quyền Trung Quốc lung lay bởi cơn địa chấn chưa từng có.
Cuộc chiến công nghệ và pháp luật
Mỹ truy tố Huawei, không chỉ nhắm vào việc Huawei gian dối, vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran, và đánh cắp bí mật công nghệ của nhà mạng T-Mobile của Mỹ, mà điều khiến cho Trung Quốc và Huawei sợ hăi hơn là, Mỹ liệu có cấm bán linh kiện, thành phần công nghệ quan trọng cho Huawei hay không, khiến cho mạng 5G mà Huawei tự hào nhất có bị thiệt hại nghiêm trọng hay không.
Nói cách khác, hành động truy tố Huawei của Mỹ, đă đẩy chiến dịch này lên thành “cuộc chiến khoa học công nghệ” và “cuộc chiến pháp luật”.
Theo Trung Tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ (CSIS) chỉ ra, công nghệ 5G chia làm 5 thành phần lớn: thiết bị đầu cuối, mạng truy nhập vô tuyến (RAN), mạng lơi, các thành phần mạng cụ thể. Trong đó “thành phần mạng cụ thể” gồm có mạch khuếch đại công suất, mạch chip FPGA, đến nay Huawei vẫn phải dựa vào các nhà cung cấp như Texas Instruments, Intel, Xilinx, v.v.
Nếu như Bộ Thương mại Mỹ cấm doanh nghiệp Mỹ bán các thành phần quan trọng này cho Huawei, th́ mảng kinh doanh mạng 5G của Huawei có thể bị tê liệt, khiến cho Huawei trở thành “ZTE thứ 2”, đồng thời cũng khiến cho ngành công nghiệp liên quan đến mạng 5G của kế hoạch “Made in China 2025” bị trở ngại.
Và như vậy, Mỹ sẽ có thêm nước cờ để đàm phán, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành vi vô đạo đức như đánh cắp sở hữu trí tuệ, cưỡng chế chuyển giao công nghệ, buộc Trung Quốc phải đưa ra cải cách mang tính kết cấu đối với sách lược phát triển ngành công nghiệp.
Tuy nhiên, nếu Trung Quốc dừng đánh cắp công nghệ từ doanh nghiệp, từ quân đội Mỹ, nhưng do thiếu gốc rễ nghiên cứu phát triển công nghệ một cách thực chất trong thời gian dài, nên ắt sẽ khiến cho ngành sản xuất bị đ́nh trệ, kế hoạch “Made in China 2025” cũng bị tiêu tan, lay động đến thực lực quốc gia, động chạm đến sản lượng kinh tế trong tương lai và động chạm đến lợi ích của nhóm đặc quyền.
Cuộc chiến phản gián điệp
Gián điệp là mánh khóe mà các nước cộng sản như Trung Quốc thường sử dụng.
Tuy nhiên, dă tâm chiến lược gián điệp của Trung Quốc lại điên cuồng hơn, không chỉ thâm nhập, đánh cắp thông tin t́nh báo chính trị, quân sự của các nước trên thế giới, mà c̣n thâm nhập mạnh mẽ vào doanh nghiệp và ngành công nghiệp quân sự của châu Âu, Mỹ từ đó đánh cắp công nghệ để đem về nước sử dụng.
Do đó, gián điệp đánh cắp bí mật không chỉ là thủ đoạn trọng tâm để Trung Quốc thống nhất chiến tuyến và mở rộng ra quốc tế, mà c̣n là trụ cột phát triển sức mạnh quân sự và kinh tế của Trung Quốc.
Huawei từ lâu vẫn luôn có quan hệ mật thiết với quân đội và an ninh Trung Quốc, trong cáo trạng lần này, Mỹ đă phơi bày chi tiết quá tŕnh Huawei đánh cắp công nghệ của T-Mobile, c̣n chỉ rơ ra nội bộ công ty Huawei cố ư khuyến khích nhân viên đánh cắp bí mật của đối thủ cạnh tranh. Chiến lược đen tối của Huawei về “đánh cắp và củng cố sức mạnh của chính ḿnh” giống hệt như lối ṃn của các doanh nghiệp nhà nước và ngành công nghiệp quân sự Trung Quốc.
Tuy nhiên, từ năm ngoái, chính quyền Tổng thống Trump đă triển khai “cuộc chiến phản gián điệp” trên diện rộng, nhiều lần phơi bày sự thâm nhập, công tác thống nhất mặt trận nước ngoài, kế hoạch ngàn nhân tài và thủ đoạn hoạt động gián điệp doanh nghiệp của Trung Quốc đối với Mỹ, dường như đă tiết lộ hết tất cả mạng lưới gián điệp nước ngoài của Trung Quốc tại Mỹ.
Cùng với đó, chính phủ các nước cũng liên tục tiếp bước, tiết lộ tiết lộ sự thâm nhập cũng như thủ đoạn đánh cắp công nghệ của gián điệp Trung Quốc, đồng thời nâng cao cảnh giác, tăng cường pḥng chống gián điệp và hacker xâm nhập, đề pḥng doanh nghiệp Trung Quốc mua lại doanh nghiệp và tài sản ở nước ḿnh; ngăn chặn quyền sở hữu trí tuệ và bản quyền của nước ḿnh vào tay Trung Quốc.
Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ Christopher Wray đă nhấn mạnh trong cuộc họp báo về việc truy tố Huawei, an ninh kinh tế và an ninh quốc gia của Mỹ có quan hệ mật thiết không thể tách rời, tuy nhiên, “chính phủ Trung Quốc lại có ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp Trung Quốc như Huawei, nên đă tạo thành mối đe dọa đối với an ninh kinh tế và an ninh quốc gia của Mỹ”.
Hiện tại, cuộc chiến phản gián của chính quyền Tổng thống Trump đă triển khai tấn công toàn diện, và cũng đă làm rung chuyển, tan ră chiến lược gián điệp ở nước ngoài của Trung Quốc.
VietBF © sưu tầm