Cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra ở Venezuela không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đối với người dân trong nước khiến hơn 3 triệu người dân nước này rời bỏ đất nước mà ḍng tiền đầu tư của nhiều nước cũng muốn buông, trong đó có Trung Quốc.
Tập đoàn PetroChina có kế hoạch “buông” tư cách đối tác với Petroleos de Venezuela SA (PDVSA). (Ảnh: Getty)
Ngày 31/1, Reuters dẫn tin từ 3 nguồn nội bộ cho biết Tập đoàn PetroChina có kế hoạch “buông” tư cách đối tác với Petroleos de Venezuela SA (PDVSA) trong một dự án lọc hóa dầu trị giá 10 tỷ USD ở miền Nam Trung Quốc.
Quyết định của Trung Quốc thêm vào những làn gió ngược cho công ty sở hữu nhà nước PDVSA sau khi Hoa Kỳ áp đặt lệnh trừng phạt đối với công ty vào ngày 28/1 để làm suy yếu quyền lực của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro.
Tuy nhiên, việc từ bỏ công ty không phải là một phản ứng đối với các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, mà do t́nh trạng tài chính của PDVSA đang xấu đi trong vài năm qua, theo hai trong số các nguồn tin. Hai nguồn tin này đều nằm trong ban giám đốc của China National Chemicals Corp, công ty mẹ của PetroChina.
Dù vậy, trong bối cảnh hiện tại, việc rút lui của công ty Trung Quốc thực sự khiến người ta phải suy nghĩ. Chính quyền Maduro vẫn khó khăn trong việc sử dụng tiền từ nguồn dầu mỏ mang lại. Và những lư do của Trung Quốc cũng gây tổn hại như các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ. Điều này báo hiệu rằng người Trung Quốc đă quyết định rằng lúc này là thời điểm cuối cùng để cắt lỗ cho các khoản đầu tư vào Venezuela.
Nga, cùng với Trung Quốc, là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn, là những trụ cột cuối cùng giữ chế độ độc tài Venezuela. Hai nước đă từ chối tham gia với hầu hết các nước Mỹ Latinh, châu Âu, Úc, Israel, và các quốc gia châu Á khác cùng Hoa Kỳ trong việc công nhận tổng thống theo hiến pháp của Venezuela, Juan Guaido.
Thay vào đó, cả Moscow lẫn Bắc Kinh chỉ trích cuộc “đảo chính” với hàng triệu người trên đường phố, và đổ lỗi cho Hoa Kỳ “giật dây”. Họ cũng ngăn chặn nỗ lực lên án chế độ Maduro tại Liên Hợp Quốc vào tuần trước.
Nhưng bây giờ, khi động chạm đến túi tiền, họ đă cho thấy lựa chọn thực sự của ḿnh, theo American Thinker. Cả hai dù to tiếng ủng hộ chế độ Maduro, nhưng đều quyết định rút vốn.
Trung Quốc có một cơ sở theo dơi vệ tinh tại căn cứ không quân Capitán Manuel Rios ở Guárico, trong khi Nga có một cơ sở internet ở căn cứ hải quân Antonio Diaz “Bandi” ở La Orchilla, một ḥn đảo phía bắc của Venezuela.
“Những cơ sở này bổ sung thêm khả năng không gian và không gian mạng mà chế độ Maduro không có”, nhà phân tích Hum Humire cho biết. “Gây áp lực cho Hoa Kỳ thông qua Venezuela sẽ thêm đ̣n bẩy cho tham vọng khu vực của họ ở Ukraine và Đông/Trung Âu (đối với Nga); và Đài Loan cùng Biển Đông (đối với Trung Quốc)”.
Hơn nữa, Venezuela c̣n nợ tổng cộng hơn 120 tỷ đô la với Trung Quốc và Nga. Cả Bắc Kinh và Moscow đều lo lắng rằng nếu chế độ Maduro sụp đổ, ngân sách vốn đă căng thẳng của họ sẽ bị ảnh hưởng lớn.
Mối quan hệ chặt chẽ của Nga với Venezuela bắt nguồn từ triều đại của Hugo Chavez, và trong những năm sau đó, Venezuela là một trong số ít nước trong cộng đồng quốc tế ủng hộ sự can dự của Nga vào Syria và Ukraine. Nhưng quan trọng nhất, công ty dầu mỏ nhà nước Nga Rosneft có mối quan tâm đặc biệt sâu sắc đến chính phủ Maduro.
Hai năm trước, Rosneft đă nắm giữ gần 50% cổ phần của công ty dầu lửa Citgo có trụ sở tại Hoa Kỳ, thuộc sở hữu tập đoàn năng lượng PDVSA của Venezuela. Citgo đóng vai tṛ là tài sản thế chấp cho các khoản nợ của Venezuela tại Rosneft, và về cơ bản mang lại cho Nga sự ảnh hưởng chiến lược ở Mỹ Latinh – khu vực mà Hoa Kỳ từng có sức nặng đáng kể.
Cả Bắc Kinh và Moscow đều không muốn mất một đồng minh chiến lược ở Nam Mỹ, cũng như khả năng thu nợ với Venezuela.
Sáng 1/2, Hoa Kỳ đưa ra thông báo 28/4 là hạn chốt để các thực thể không thuộc Hoa Kỳ phải đưa các chi nhánh/đơn vị của họ ra khỏi Venezuela nếu có liên quan đến bất kỳ giao dịch nào với công ty dầu mỏ hiện đang bị xử phạt của Venezuela.
VietBF © sưu tầm