Ông Zhang Shoucheng - nhà vật lư lượng tử nổi tiếng người Trung Quốc, giáo sư ĐH Stanford - đă qua đời ở tuổi 55 vào ngày 1/12/2018. Trong khi một số bản tin về cái chết của nhà khoa học và là nhà đầu tư mạo hiểm này cho biết ông tự tử, trong khi gia đ́nh nói rằng ông qua đời sau một thời gian dài vật lộn với chứng trầm cảm.
Đây là một cái chết khiến Bắc Kinh mất mắt xích giá trị trong mạng lưới tiếp cận các công nghệ mới nhất ở Thung lũng Silicon.
Thần đồng hiếm có
Cái chết của nhân vật nổi tiếng về những nghiên cứu vật lư lượng tử này dường như ít được giới truyền thông chú ư bởi "cái bóng" quá lớn của vụ bắt giữ bà Meng Wanzhou, Giám đốc tài chính Tập đoàn Huawei của Trung Quốc, xảy ra cùng ngày ở Vancouver - Canada.
Theo Forbes, cái chết của ông Zhang vượt ra ngoài bi kịch của một cá nhân. Thực ra, nó cũng không kém phần gây chú ư bởi liên quan tới cuộc chiến công nghệ cao mà Trung Quốc đang nuôi tham vọng đánh bại Mỹ, ngay tại cái nôi công nghệ của nước này - Thung lũng Silicon.
Ông Zhang Shoucheng, nhà vật lư lượng tử hàng đầu thế giới Ảnh: ASIA TIMES
Chuyện về ông Zhang giống như bước ra từ một cuốn tiểu thuyết của nhà văn bậc thầy về các câu chuyện gián điệp John Le Carre (Anh) hay tiểu thuyết giật gân "Quantum spy" (tạm dịch: Điệp viên lượng tử) xuất bản gần đây của nhà văn David Ignatius (Mỹ). Nhà vật lư sinh năm 1963 tại Thượng Hải - Trung Quốc này vốn được xem là một thần đồng hiếm có. Mới 15 tuổi, Zhang đă vào học ĐH Phúc Đán, năm 20 tuổi theo học ĐH New York ở Stony Brook và chỉ 4 năm sau đă có trong tay bằng tiến sĩ vật lư lư thuyết. Ông bắt đầu giảng dạy tại ĐH Stanford ở tuổi 30 và 2 năm sau đă trở thành giáo sư suốt đời của ngôi trường danh tiếng này.
Được coi là nhà khoa học hàng đầu thế giới về vật lư lượng tử, ông Zhang đă đoạt nhiều giải thưởng học thuật danh giá trong lĩnh vực này, thậm chí từng được đề cử Giải Nobel Vật lư năm 2014. Theo nhận xét của GS Yang Chenning, thầy của ông Zhang tại ĐH New York, chuyện Giải Nobel Vật lư về tay cậu học tṛ ưu tú này "chỉ là vấn đề thời gian".
Mắt xích quan trọng
Dù đă nhập tịch Mỹ, ông Zhang được cho là vẫn giữ liên lạc mật thiết với chính phủ Trung Quốc, trong đó phải kể tới người đứng đầu ĐH Công nghệ Thượng Hải - vốn là con trai cựu lănh đạo Giang Trạch Dân. Công ty Digital Horizon Capital (DHVC) của ông Zhang bị chỉ thẳng tên trong báo cáo mới nhất về Trung Quốc của Đại diện Thương mại Mỹ Richard Lighthizer, rằng đó là một mắt xích trong nỗ lực lớn của Bắc Kinh nhằm xâm nhập Thung lũng Silicon.
Báo cáo 53 trang nêu trên - một phiên bản cập nhật báo cáo vào tháng 3-2018 của ông Lighthizer về hoạt động thương mại bất b́nh đẳng của Bắc Kinh - được đưa ra ngày 20-11-2018, không lâu trước cái chết của ông Zhang. Nó được cho là một sự phơi bày tàn khốc hoạt động bất b́nh đẳng, vô lư và bóp méo thị trường của Bắc Kinh, trong đó có các cuộc đổ tiền ồ ạt để mua lối đi vào Thung lũng Silicon nhằm gặt hái những công nghệ trong tầm ngắm của Trung Quốc từ các hăng tốt nhất của Mỹ.
Báo cáo nêu đích danh DHVC nằm trong mạng lưới những thực thể được thiết lập ở Thung lũng Silicon để thúc đẩy các mục tiêu chính sách công nghiệp của chính phủ Trung Quốc tiến xa hơn nữa. Cụ thể, DHVC được chống lưng bởi Công ty Zhongguancum Development Corporation (ZDG) - thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc. Khi DHVC ra mắt, website của ZDG đă giới thiệu ông Zhang là người sẽ ươm mầm công nghệ tại Stanford và Thung lũng Silicon v́ những lợi ích của ZDG.
Nói một cách trực diện hơn, DHVC được thành lập để tuồn các công nghệ do Mỹ phát triển sang ZDG, rồi ZDG sẽ dùng chính những công nghệ này để xây dựng các trung tâm công nghệ cao của Trung Quốc, trong đó có ĐH Công nghệ Thượng Hải cũng như những công ty đ́nh đám như Alibaba hay Baidu. Từ đó, những công nghệ này có thể được sử dụng để tăng cường thị phần trên toàn cầu của lĩnh vực công nghệ cao Trung Quốc. Nó c̣n có thể giúp nền kinh tế số 2 thế giới củng cố cái gọi là "Vạn lư Tường lửa" và "Internet khép kín", tăng cường khả năng giám sát công dân cho lực lượng cảnh sát và thúc đẩy cạnh tranh quân sự với Mỹ.
Báo cáo của ông Lighthizer đă chỉ ra công ty của ông Zhang là minh chứng điển h́nh cho chiến thuật mới đang được Bắc Kinh áp dụng để thâu tóm các công nghệ Mỹ. Theo Bloomberg, các quỹ đầu tư mạo hiểm do Bắc Kinh hậu thuẫn đang khiến Chính phủ Mỹ lo ngại, đặc biệt kể từ khi Trung Quốc công bố chiến lược tham vọng "Made in China 2025" nhằm đưa nước này trở thành nhà sản xuất hàng đầu các sản phẩm tiên tiến của thế giới.
Trong quá tŕnh từng bước xâm nhập Thung lũng Silicon, Trung Quốc chiếm 10%-16% các thương vụ đầu tư mạo hiểm giai đoạn 2015-2017. Tháng 8-2018, Washington đă phải ra lệnh siết lại những khoản đầu tư mạo hiểm nước ngoài vào các công ty khởi nghiệp công nghệ, nhất là những khoản đầu tư đến từ Trung Quốc. Dù vậy, tính đến giữa tháng 11-2018, các quỹ đầu tư mạo hiểm Trung Quốc đã đổ xấp xỉ 9 tỉ USD cho 161 thương vụ, cao hơn con số 6,6 tỉ USD của năm trước.
Dính dáng tới Huawei
Điều đáng chú ư là công ty của ông Zhang c̣n có liên hệ trực tiếp tới "nữ tướng" Huawei họ Meng. Theo Forbes, DHVC đầu tư vào một công ty chuyên cung cấp điện thoại di động của Huawei với công nghệ sử dụng các khớp ngón tay để kích hoạt điện thoại. Công nghệ có tên FingerSense này do công ty Qeeco của Mỹ phát triển, bất chấp hai cơ quan an ninh quốc gia của Mỹ là CIA và FBI đều cảnh báo việc tiêu thụ điện thoại của Huawei. Các nhà mạng AT%T và Verizon của Mỹ cũng nói không với sản phẩm từ tập đoàn viễn thông hàng đầu thế giới của Trung Quốc này.
Giới quan sát cho rằng cái chết của ông Zhang đă vén màn về cách luồn lách của "kho tiền" từ Trung Quốc nhằm qua mặt "radar" công luận Mỹ. Cái chết này cũng được cho là có thể khiến Bắc Kinh mất một mắt xích giá trị trong mạng lưới tiếp cận các công nghệ mới nhất ở Thung lũng Silicon. Tuy nhiên, nếu tiếp tục tiến tới với chiến lược "Made in China 2025", Trung Quốc có thể không khó tìm được mắt xích mới.
VietBF © sưu tầm