Biết rằng có đấu với Mỹ, Trung Quốc sẽ nhận phần thua thiệt. Vậy là Bắc Kinh đă phải hạ nhiệt đàm phán thương mại. Trên thế của kẻ mạnh, Mỹ ngày càng gia tăng sức ép với công ty công nghệ Trung Quốc.
Bloomberg dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết hôm 18/1, Trung Quốc đă đề xuất kế hoạch tăng mua hàng Mỹ trong lộ tŕnh 6 năm với hơn 1.000 tỉ USD để không c̣n thặng dư vào năm 2024.
Trung Quốc hứa mua nhiều hàng Mỹ hơn nữa để giảm thâm hụt thương mại.
Với việc tăng mua hàng từ Mỹ mà tổng giá trị gộp lại là hơn 1 ngàn tỉ USD trong khoảng thời gian 6 năm, Trung Quốc dự kiến sẽ giảm thặng dư thương mại của họ với Mỹ xuống c̣n là 0 vào năm 2024. Năm ngoái con số này là 323 tỉ USD.
Bloomberg tiết lộ, đề xuất kế hoạch xóa bỏ thặng dư thương mại này được Trung Quốc đưa ra trong ṿng đàm phán tại Bắc Kinh đầu tháng 1.
Tuy nhiên các nhà đàm phán Mỹ muốn tiến tŕnh này diễn ra nhanh hơn, yêu cầu Trung Quốc xóa bỏ t́nh trạng mất cân bằng thương mại trong ṿng hai năm tới.
Được biết, đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra đề xuất giảm thâm hụt thương mại làm giải pháp tháo gỡ bế tắc đàm phán giữa hai bên.
Hồi tháng 5 năm ngoái ông Trump đă hủy bỏ một dự thảo khung bản thỏa thuận do Bộ trưởng Tài chính Mnuchin đàm phán, trong đó cũng nêu kế hoạch Trung Quốc sẽ tăng mua "đáng kể" hàng hóa Mỹ.
Bước đi này được cho là sự hạ nhiệt mới nhất từ phía Trung Quốc trong các cuộc đàm phán Mỹ-Trung diễn ra thời gian qua.
Đáng nói, ngoài sự nhượng bộ về thương mại như vậy, Bắc Kinh cũng đang phải chịu sức ép lớn hơn nữa từ Washington trong lĩnh vực bảo mật công nghệ. Đây là một trong những thành tố quan trọng khiến Tổng thống Mỹ khởi phát cuộc đối đầu thương mại Mỹ-Trung.
Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận trong chính quyền Mỹ cho biết, Nhà Trắng đang chuẩn bị một sắc lệnh có thể hạn chế đáng kể các hăng viễn thông quốc doanh Trung Quốc hoạt động tại Mỹ, v́ lo ngại an ninh quốc gia. Văn bản này vẫn chưa được tŕnh lên Tổng thống và không đề cập đến tên các công ty như Huawei Technologies hay ZTE.
Tài liệu cũng không ngay lập tức cấm các công ty này bán hàng sang Mỹ.
Tuy nhiên, nó sẽ giúp Bộ Thương mại Mỹ có quyền hạn lớn hơn trong việc đánh giá sản phẩm và mua hàng của các công ty có liên quan đến những nước đang gây tranh căi, trong đó có Trung Quốc.
Cả Huawei và ZTE đều đang là mục tiêu điều tra của Mỹ, với cáo buộc lách lệnh trừng phạt với Iran. Đến nay, lănh đạo Huawei vẫn phủ nhận thông tin công ty này do Chính phủ Trung Quốc kiểm soát.
Tin đồn về việc Mỹ sẽ ra sắc lệnh cấm các công ty viễn thông Trung Quốc bán hàng sang đây đă dấy lên từ trước đó. Hồi tháng 12, Reuters cũng đưa tin Trump đang cân nhắc một sắc lệnh cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông của ZTE hay Huawei.
Sắc lệnh có thể được tŕnh lên ông Trump ngay tháng tới, nguồn tin của Bloomberg cho biết.
Bất chấp nhượng bộ của Trung Quốc, Huawei và ZTE vẫn bị cấm ở Mỹ?
Thời gian đó cũng trùng với thời điểm Mỹ và Trung Quốc tiếp tục tiến hành đàm phán thương mại. Hôm 17/1, Trung Quốc xác nhận Phó thủ tướng - Lưu Hạc sẽ tới Mỹ từ ngày 30-31/1 để đàm phán thương mại.
Sức ép ngày càng lớn đối với các công ty công nghệ Trung Quốc là điều mà Bắc Kính khó ḷng kiểm soát để hài ḷng Mỹ. Chính phủ Trung Quốc đă nhiều lần khẳng định không yêu cầu các công ty công nghệ để một "cửa hậu" trong các thiết bị công nghệ để lấy thông tin bảo mật từ người dùng. Nhưng khi Washington đă cáo buộc, Bắc Kinh đang phải chịu sức ép buộc phải ngồi lại đàm phán.
Trong cuộc đối đầu lần này, Trung Quốc đang yếu thế hơn và buộc phải hạ nhiệt để không bị tổn thương nặng nề hơn nữa.