Rất có thể Việt Nam được Tổng thống Mỹ chọn làm địa điểm cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ- Triều. Việt Nam sẽ được ǵ? Đây là câu hỏi của nhiều người.
“Việc đứng ra tổ chức một sự kiện mang tầm quan trọng rất lớn với an ninh và ổn định ở khu vực như cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai sẽ là một bằng chứng không thể tốt hơn cho tư thế chủ động của Việt Nam (VN) trong các vấn đề quốc tế” - TS Nguyễn Việt Phương (ảnh), nghiên cứu viên tại Trung tâm Belfer, ĐH Harvard (Mỹ), nhận định.
V́ sao là Việt Nam?
. Phóng viên: Truyền thông Hàn Quốc và Mỹ đề cập nhiều đến việc VN có thể là nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Theo ông có những dấu hiệu nào cho thấy VN là một lựa chọn tiềm năng của Mỹ, Triều?
+ TS Nguyễn Việt Phương: Việc xem xét lựa chọn VN làm địa điểm cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai mới chỉ là đồn đoán qua báo chí, đặc biệt là qua một số báo Hàn Quốc. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu cho thấy khả năng VN sẽ được hai bên Mỹ, Triều đề nghị tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh lần này.
Dấu hiệu rơ ràng nhất là việc Reuters, thông qua nguồn tin báo Hàn Quốc, cho biết quan chức Mỹ và Triều Tiên đă gặp nhau nhiều lần tại Hà Nội để thảo luận về việc tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ hai.
Dấu hiệu thứ hai là việc trong thời gian gần đây VN đă đón tiếp lănh đạo cấp cao của cả hai nước Mỹ và Triều Tiên. Cụ thể là chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong Ho, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Jim Mattis và trước đó là ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.
Dấu hiệu thứ ba là việc VN thời gian qua đă tỏ ư sẵn sàng góp phần thúc đẩy đàm phán về các vấn đề liên quan đến bán đảo Triều Tiên. Sau chuyến thăm của Bộ trưởng Ri Yong Ho, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN đă tuyên bố: “VN sẵn sàng đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy đối thoại duy tŕ ḥa b́nh, an ninh, ổn định trên bán đảo Triều Tiên”.
. Có thông tin bên lề cho biết Bangkok (Thái Lan) hay Hawaii (Mỹ) cũng sẽ là nơi tiềm năng tổ chức thượng đỉnh Trump-Kim lần hai. Liệu VN có ưu thế hơn?
+ Ngay trước khi Singapore được lựa chọn làm nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần đầu tiên, cá nhân tôi đă bày tỏ sự ủng hộ đối với việc VN chủ động đứng ra tổ chức cuộc gặp này v́ nhiều lư do. Thứ nhất, VN đang có quan hệ tốt với cả ba bên liên quan chính trong đàm phán hạt nhân Triều Tiên thời gian qua. CHDCND Triều Tiên vốn là quốc gia gần gũi với VN về mặt ư thức hệ và có quan hệ nồng ấm trong thời gian dài với nước ta. Hàn Quốc là nhà đầu tư hàng đầu và là đối tác chiến lược của VN. C̣n Mỹ là bạn hàng lớn của VN và có quan hệ ngoại giao ngày càng tốt đẹp với VN trong ṿng một thập niên trở lại đây.
Cộng thêm vị trí địa lư không cách quá xa B́nh Nhưỡng, thuận lợi cho việc di chuyển của lănh tụ Triều Tiên và t́nh h́nh an ninh-chính trị cực kỳ ổn định, VN là một trong số ít địa điểm có điều kiện tối ưu cho một cuộc gặp có mức độ chính trị và an ninh phức tạp như hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim.
Theo tôi, Hà Nội hoặc Đà Nẵng - những nơi Tổng thống Donald Trump đều đă từng thăm viếng, rơ ràng là có chút ưu thế hơn Bangkok (Thái Lan), hay Hawaii - một trong số các bang của Mỹ nằm trong tầm bay tên lửa đạn đạo Triều Tiên và có rất ít sự ủng hộ với Tổng thống Donald Trump kể từ giai đoạn tranh cử.
Tổng thống Trump phát biểu tại Đà Nẵng năm 2017. Ảnh: REUTERS
Nhiều lợi ích cho VN
. Theo ông, nếu được đăng cai hội nghị này, VN sẽ nhận được lợi ích ǵ về chính trị, ngoại giao, hay h́nh ảnh trên trường quốc tế?
+ Nếu quả thực hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai được tổ chức tại VN một cách suôn sẻ, VN sẽ nhận được nhiều lợi ích về mặt song phương và đa phương. Cụ thể, về mặt song phương, việc thúc đẩy đối thoại Mỹ-Triều một cách tích cực thông qua vai tṛ chủ nhà cuộc gặp sẽ giúp VN trở thành đối tác tin cậy hơn nữa đối với không chỉ Mỹ và Triều Tiên mà c̣n cả Hàn Quốc. Trong bối cảnh VN đang rất cần những đối tác chiến lược thực sự tin cậy để đối phó với các thách thức về kinh tế, về vấn đề biển Đông, có được sự tin tưởng từ Mỹ và Hàn Quốc sẽ là sự khích lệ rất quan trọng đối với ngoại giao VN.
Với riêng Triều Tiên, đây sẽ là cơ hội rất tốt để VN chia sẻ bài học về thành công trong cải cách kinh tế ở VN những năm 1980 có một phần đóng góp không nhỏ của chính sách ngoại giao đa dạng hóa, đa phương hóa - và sự phát triển vượt bậc của kinh tế VN sau đổi mới chính là mô h́nh mà Triều Tiên đang theo đuổi dưới sự lănh đạo của chủ tịch Kim Jong-un.
Về mặt đa phương, với phương châm “muốn làm bạn với tất cả quốc gia trên thế giới” và thực sự đă hưởng lợi về mặt kinh tế, chính trị, và văn hóa từ quá tŕnh toàn cầu hóa, đa phương hóa, VN rơ ràng cần phải chủ động hơn nữa trong việc duy tŕ các thể chế quốc tế vốn đang chịu sự đe dọa của chủ nghĩa dân tộc, chính sách “thu ḿnh” của nhiều quốc gia. Một vị thế chủ động, tích cực trên trường quốc tế đồng thời cũng sẽ giúp VN trong chiến lược trở thành một “cường quốc tầm trung” và đặc biệt là giúp VN dễ dàng kêu gọi sự chú ư của quốc tế trong các vấn đề tranh chấp đa phương như vấn đề biển Đông.
Việc đứng ra tổ chức sự kiện mang tầm quan trọng rất lớn với an ninh và ổn định ở khu vực như cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai sẽ là một bằng chứng không thể tốt hơn cho tư thế chủ động của VN trong các vấn đề quốc tế.
Khi cân nhắc có đứng ra đề nghị đăng cai sự kiện này hay không, VN cũng đă phải tính đến mức độ nhạy cảm rất cao về mặt chính trị của sự kiện này và kịch bản nào cho VN nếu sự kiện được tổ chức nhưng đổ vỡ giữa chừng. Dù vậy, theo tôi th́ nếu có điều kiện VN vẫn nên chủ động đề cập đến việc đăng cai cuộc gặp này đối với cả ba phía Mỹ, Triều Tiên và Hàn Quốc.