Nói về tội phạm có sử dụng súng th́ Trung Quốc có thể là một trong các nước có tỷ lệ thấp nhất, bởi chính phủ có những hạn chế rất nghiêm ngặt đối với súng. Tuy nhiên có những lời dối trá, những lời dối trá trắng trợn, và những số liệu thống kê về t́nh trạng phạm tội ở Trung Quốc, sau khi quan chức công an Trung Quốc Lư Kinh Sinh nói rằng nước này là "một trong các quốc gia an toàn nhất thế giới".
Ông nói tội phạm liên quan tới súng đă giảm 27,6% trong năm 2018.
Hăng tin chính thức của nhà nước, China News Service, chia sẻ một đoạn video ông Lư tuyên bố mức giảm, và video này đă được xem hơn 1 triệu lượt.
Vậy so sánh Trung Quốc với các nước khác th́ thế nào, chúng ta có tin được vào các số liệu mà giới chức nước này nêu ra không?
Các thành phố của Trung Quốc nh́n chung được coi là an toàn, nhưng các công dân bị giới chức theo dơi gắt gao
Tội phạm liên quan tới súng ở Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc nói từ 2012 đến 2017, mức phạm tội liên quan tới súng giảim 81,3%, từ 311 vụ xuống 58 vụ.
Các số liệu này liên quan tới toàn bộ các vụ phạm tội có mang theo hoặc có sử dụng súng, theo Tiến sỹ Xu Jianhua, một chuyên gia về tội phạm từ Đại học Macau.
"Nói về tội phạm có sử dụng súng th́ Trung Quốc có thể là một trong các nước có tỷ lệ thấp nhất, bởi chính phủ có những hạn chế rất nghiêm ngặt đối với súng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các loại tội phạm khác cũng thấp," Tiến sỹ Xu nói.
Dữ liệu trên được nhiều chuyên gia xem xét một cách thận trọng.
Borge Bakken từ Đại học Quốc gia Australia, người nghiên cứu về t́nh trạng phạm tội ở Trung Quốc, th́ chỉ trích mạnh mẽ.
"Có những lời dối trá, những lời dối trá trắng trợn, và những số liệu thống kê về t́nh trạng phạm tội ở Trung Quốc. Đó là sự tuyên truyền và dữ liệu sai được đưa ra từ từng đồn cảnh sát cho tới cấp cao nhất," ông nói.
Có những lư do khiến tỷ lệ phạm tội liên quan tới súng ở Trung Quốc thấp, ngay cả khi bản thân các số liệu đó cũng là không đáng tin cậy.
Tại Trung Quốc, cá nhân các công dân không được phép sở hữu súng, và chính phủ đă có chiến dịch nghiêm khắc nhằm tịch thu vũ khí.
Một quân cảnh Trung Quốc canh gác tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh
Những nơi khác trên thế giới
Số liệu về tội phạm liên quan tới súng ở châu Âu và Hoa Kỳ là những tư liệu có thể dễ dàng tiếp cận hơn nhiều so với số liệu từ Trung Quốc.
Tại Hoa Kỳ, trong 2017, có 314.931 vụ đươc ghi nhận gồm các tội ngộ sát, cướp, hành hung có liên quan tới súng, theo FBI.
Trong cùng năm, tại Anh và Đức, nếu tính cả các vụ dùng súng để đe dọa th́ có 6.375 vụ và 8.935 vụ được cảnh sát ghi nhận tại hai nước này.
Các số liệu trên không thể đem so sánh trực tiếp với số liệu mà Trung Quốc đưa ra, nhưng có thể nh́n thấy dễ dàng là truyền thông Trung Quốc thích lấy các câu chuyện tội phạm ở Mỹ ra để chứng minh cho sự nguy hiểm tại các thành phố nước Mỹ.
Việc tổng hợp và báo cáo về các số liệu thống kê tội phạm là chủ để gây tranh căi tại nhiều quốc gia.
Những số liệu khác nhau được đưa theo kiểu ǵ th́ phụ thuộc vào việc công chúng sẵn ḷng tới đâu trong việc tŕnh báo với giới chức về các vụ tội phạm, cũng như vào việc định nghĩa về các hành vi tội phạm được thay đổi ra sao.
Tường thuật về tội phạm mang tính bạo lực tại Trung Quốc
Celia Hatton, biên tập viên chuyên về vùng châu Á- Thái B́nh Dương của BBC, phân tích
Hầu như ngày nào trong tuần báo chí lá cải do nhà nước kiểm soát tại Trung Quốc cũng đều nói về các vụ đâm dao, bắn súng và các vụ tấn công t́nh dục xảy ra tại các nước phương Tây.
Họ đặc biệt bị ám ảnh về tội phạm liên quan tới súng ở Hoa Kỳ.
Thông điệp ẩn dưới mà họ muốn đưa ra: Thế giới phương Tây không hề an toàn. Hồi tháng Bảy năm ngoái, Ṭa Đại sứ Trung Quốc tại Washington cảnh báo du khách Trung Quốc tới Mỹ hăy "tránh đi ra ngoài một ḿnh vào ban đêm".
Bắc Kinh muốn bảo vệ công dân của ḿnh, đúng vậy, nhưng họ cũng muốn tranh thủ khoa trương về các chính sách an ninh trong nước của ḿnh. Các chính sách này nhằm bảo hộ công dân, tuy nhiên cũng lại là công cụ để duy tŕ quyền kiểm soát của Đảng Cộng sản.
Tỷ lệ phạm tội trông có vẻ thấp bên trong Trung Quốc giúp chính phủ biện minh cho việc áp dụng một hệ thống theo dơi ngày càng dày đặc, không ai thoát được ở nước này.
Hồi 2015, giới chức Bắc Kinh công bố rằng mọi ngóc ngách trong thành phố đều bị theo dơi bởi hệ thống camera an ninh của cảnh sát. Và tới 2020, truyền thông nhà nước Trung Quốc nói, nước này sẽ hoàn thành việc triển khai hệ thống camera theo dơi trên toàn quốc, với công nghệ nhận dạng mặt người.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc thường nói đến các vụ mà hệ thống theo dơi, được gọi là 'Shar Eyes', được áp dụng để chặn các vụ phạm tội.
Tháng Sáu năm ngoái, báo chí đăng chuyện có một cuộc tranh căi gay gắt nổ ra giữa hai người trong một ngôi làng nhỏ thuộc tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc, liên quan tới tiền bạc. "Ngay khi một phụ nữ trẻ định rút dao ra th́ cảnh sát đă tới nơi, ngăn chặn được một vụ lẽ ra đă thành một vụ tắm máu," một bài báo khi đó viết.
Cũng không ngạc nhiên ǵ khi một số công dân Trung Quốc nói với những người khác trên mạng xă hội rằng họ ưa đi nghỉ ở bên trong Trung Quốc hơn, bởi đó là "nơi an toàn".
Áp lực chính trị
Tại Trung Quốc, các nhà phân tích nói rằng ở các cấp bậc khác nhau trong chính quyền, các quan chức được khuyến khích tiến hành thay đổi các số liệu về tội phạm.
Cảnh sát báo về t́nh trạng phạm tội đầu tiên là ở mức thành phố cho tới mức tỉnh thành, rồi sau lên cấp quốc gia.
"Số liệu thống kê về tội phạm là rất quan trọng trong việc xác định thành tích hoạt động cảu cảnh sát và chính quyền địa phương - và các cơ quan khác nhau ở cấp địa phương sẽ điều chỉnh, sửa chữa số liệu," Tiến sỹ Xu hnói.
Nếu được coi là hoạt động tốt th́ các viên chức địa phương sẽ có cơ hội được tăng lương, thăng chức nhiều hơn, ông nói thêm.
Số liệu thống kê về t́nh trạng tội phạm trên toàn quốc được tổng hợp từ các báo cáo của cảnh sát địa phương, và một số loại tội phạm chỉ được báo cáo nếu các vụ xảy ra ở mức độ nghiêm trọng.
Quảng Châu, một trong các thành phố chính của Trung Quốc
Cũng có những khác biệt giữa số các cuộc điện thoại gọi tới đường dây khẩn cấp với số liệu tội phạm được công bố chính thức, theo nghiên cứu của Tiến sỹ Xu.
"Nếu bạn so sánh các vụ tội phạm được báo qua đường dây nóng, tất nhiên không phải là vụ nào cũng là tội phạm thật, nhưng bạn sẽ thấy trên 90% các cuộc điện thoại đó không được tŕnh báo," ông nói.
Việc đưa tin về số liệu tội phạm của Trung Quốc có thể là điều khiến người ta đặt câu hỏi, nhưng nh́n chung các thành phố của nước này được đánh giá là khá an toàn, ít xảy ra t́nh trạng tội phạm mang tính bạo lực.