EU đang nổi nóng với Mỹ. V́ đâu nên nỗi? Đó là do châu Âu đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn trong khi Mỹ không c̣n che chở đồng minh như trước, ngược lại c̣n o ép châu Âu nhiều bề.
Chỉ trích
PressTV đưa tin ngày 11/1, trả lời phỏng vấn trung tâm Hội đồng Đối ngoại châu Âu (ECFR), bà Mogherini nhấn mạnh: "Châu Âu không thể chấp nhận việc một cường quốc nước ngoài, ngay cả khi đó là một nước đồng minh và là người bạn thân thiết, được đưa ra quyết định về mối quan hệ thương mại hợp pháp giữa chúng tôi và quốc gia khác".
Bà Mogherini cho biết EU đang hợp tác với cộng đồng quốc tế để duy tŕ thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, c̣n được gọi là Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA).
Trước đó, ngày 5/1, Bộ Ngoại giao Iran đă chỉ trích EU v́ chậm trễ trong việc thiết lập cơ chế Phương tiện v́ Mục đích Đặc biệt (SPV), nhằm thúc đẩy các giao dịch không sử dụng đồng USD với Tehran và né tránh các lệnh trừng phạt đơn phương của Mỹ.
Phát biểu của đại diện cấp cao của EU về chính sách an ninh và đối ngoại một lần nữa làm căng thẳng thêm mối quan hệ giữa châu Âu với Mỹ. Suốt thời gian qua, Mỹ đă hứng nhiều chỉ trích từ một số quốc gia châu Âu liên quan đến những chính sách của nước này.
Châu Âu ngày càng rời xa Mỹ. Ảnh minh họa: Reuters
Mới đây nhất, Mỹ cũng hứng chỉ trích của Ngoại trưởng Đức sau khi Washington dự định trừng phạt 2 công ty tham gia xây dựng dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream-2 (Ḍng chảy phương Bắc 2).
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas tuyên bố, việc Mỹ trừng phạt các vấn đề liên quan đến dự án đường ống dẫn khí đốt mang tên Nord Stream-2 sẽ là lựa chọn sai lầm trong khi t́m cách giải quyết tranh căi về nguồn cung năng lượng.
"Vấn đề chính sách năng lượng của châu Âu do châu Âu quyết định, chứ không phải Mỹ. Việc đơn phương áp đặt trừng phạt chống Nord Stream-2 chắc chắn là cách không nên làm", Ngoại trưởng Maas tuyên bố.
Tương tự, vào tháng 11 năm ngoái, sau rất nhiều lời chỉ trích "vỗ mặt" của Tổng thống Mỹ Donald Trump về ư tưởng thành lập quân đội riêng của châu Âu do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề xuất, ông Macron đă thẳng thừng tuyên bố Pháp không phải chư hầu của Mỹ.
"Tại mọi thời điểm quan trọng trong lịch sử, chúng tôi (Mỹ và Pháp) là đồng minh của nhau. Những người đồng minh th́ nên tôn trọng lẫn nhau...
Thực ḷng mà nói, tôi không bàn chuyện chính sách hay ngoại giao trên Twitter... Tôi tin rằng người dân Pháp không muốn thấy tôi dành thời gian đáp trả những ḍng tweet (của ông Trump), mà thay vào đó là nỗ lực duy tŕ mối quan hệ đồng minh này.
Nước Mỹ đă, đang và sẽ tiếp tục là đồng minh của Pháp. Tuy nhiên, việc Pháp là đồng minh của Mỹ không có nghĩa là Pháp phải trở thành chư hầu của Mỹ, chúng ta không được lệ thuộc vào họ", Tổng thống Macron nói.
Khó trăm bề
Việc các quốc gia thành viên EU nổi cáu với Mỹ giống như "con giun xéo lắm cũng quằn". Mối quan hệ hợp tác chặt chẽ xuyên Đại Tây Dương giữa châu Âu với Mỹ bị rạn nứt nghiêm trọng dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump. Dẫu lôi kéo, o ép châu Âu cùng tham gia chinh chiến, trừng phạt hết đối thủ này đến đối thủ khác của Mỹ, nhưng chính nước Mỹ, dưới thời Tổng thống Trump, ngày càng xa rời đồng minh châu Âu.
Hết chỉ trích Tổng thống Pháp, cảnh báo Đức, Tổng thống Trump lại chỉ trích NATO v́ thâm hụt thương mại. Tổng thống Trump nhiều lần nhắc lại điệp khúc: "Chúng tôi trả phần lớn tiền để bảo vệ cho các nước khác, hàng trăm tỷ USD, chỉ để có đặc ân tuyệt vời là mất hàng trăm tỷ USD trong thâm hụt thương mại với những nước đó".
Cũng chính v́ thế, ông Trump liên tục hoài nghi về tính cần thiết của NATO và khăng khăng muốn các nước khác phải bỏ 2% GDP cho quốc pḥng tới năm 2024.
Trên phương diện kinh tế, châu Âu vẫn tiếp tục lo lắng về những hệ quả từ cuộc chiến tranh thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động. Hiện tại, Mỹ đang nhằm vào Trung Quốc, nhưng châu Âu có nhiều lư do để bất an về nguy cơ khu vực này có thể bị kéo vào cuộc trong tương lai không xa.
Bản thân nước Pháp đang phải đối mặt với những bất ổn, với đỉnh điểm là cuộc biểu t́nh của "phong trào áo vàng", đầu tiên là nhằm phản đối kế hoạch tăng thuế nhiên liệu của chính phủ.
Khi thuế nhiên liệu chỉ là một lư do để người dân Pháp phản ứng về những bất ổn kinh tế và xă hội khi giá cả tăng cao, đời sống trở nên khó khăn, khoảng cách giàu-nghèo bị nới rộng, th́ rơ ràng phương án của chính phủ tạm thời hoăn tăng thuế không phải là biện pháp tối ưu. Cuộc khủng hoảng ở nước Pháp chưa được giải quyết triệt để mà chỉ tạm lắng, nguy cơ bùng phát luôn thường trực.
Hơn thế nữa, sau các cuộc bầu cử vừa qua, rất nhiều đảng theo đường lối cực hữu hay dân túy đă giành chiến thắng quan trọng tại hàng loạt nước châu Âu. Đảng Sự lựa chọn v́ nước Đức (AfD) đang dẫn đầu lực lượng đối lập tại Đức.
Thậm chí, tại Italy và Áo, các đảng cực hữu đă có mặt trong liên minh cầm quyền, và nói lên những tiếng nói đi ngược với nỗ lực đoàn kết châu Âu của Pháp và Đức, điển h́nh trong vấn đề người tị nạn.
Ngay tại châu Âu, những cuộc tấn công từ bên trong đă nổ ra. Tiếng nói của Ba Lan hay Hungary đă trở nên "khó nghe" trong khối khi lănh đạo các nước này theo đuổi quan điểm trái ngược với nhiều nước EU khác về một loạt vấn đề.
Trong khi đó, tại Đức, Thủ tướng Merkel cũng bắt đầu tiến tŕnh thoái lui, rút khỏi vũ đài chính trị bằng việc không ứng cử vào chức Chủ tịch CDU. Mặc dù bà Merkel vẫn sẽ là Thủ tướng Đức cho đến cuối năm 2021, nhưng vị thế và tiếng nói của bà ở châu Âu cũng sẽ giảm dần như tại Đức. Và từ đây, nguy cơ EU thiếu một nhà lănh đạo đủ tầm đă bắt đầu lộ diện.
Cũng giống như các cuộc bầu cử quan trọng tại châu Âu trong năm 2017 và 2018, bầu cử EP năm 2019 sẽ là cuộc đối đầu giữa các đảng chính thống và phong trào hoài nghi châu Âu, vốn đang dựa vào tâm lư bất măn và giận dữ của người dân trước những vấn đề từ cuộc khủng hoảng người di cư, cũng như những mâu thuẫn khác trong xă hội.
Tại cuộc bầu cử EP sắp tới, nếu lực lượng dân túy giành chiến thắng trên b́nh diện châu lục, đó sẽ là một bước ngoặt với châu Âu, song sự thay đổi này có mang lại điều tốt lành cho EU hay không, th́ chưa thể dự đoán được.