Đó là Pháp. Vừa qua Pháp tuyên bố rút quân khỏi Syria v́ 'yếu tố Nga'. Điều này làm Mỹ phiền ḷng...
Paris vừa đưa ra điều kiện để quân đội Pháp rút khỏi Syria, mà trong đó, sự đóng góp của vai tṛ Nga là điều rất quan trọng
Trong một cuộc phỏng vấn với đài C-News (Pháp) hôm 10/1, Ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian của Pháp cam kết Paris sẽ rút toàn bộ binh sĩ khỏi Syria bởi họ đă không c̣n lư do để ở lại.
"Chúng tôi hiện diện ở Iraq và cả Syria, nhưng quân số là rất ít, chủ yếu để hỗ trợ người Mỹ. Giờ người Mỹ tuyên bố rút đi, chúng tôi chẳng c̣n lư do nào để ở lại" - Ngoại trưởng Pháp cho biết.
Ông Le Drian nói thêm: "Khi tiến tŕnh ḥa giải chính trị ở Syria bắt đầu, chúng tôi sẽ rút đi ngay. Ngoài ra, Nga là bên phải chịu trách nhiệm về mặt chính trị để Syria có thể có một giải pháp chính trị, chứ không phải giải pháp quân sự. Trách nhiệm của Nga vào thời điểm này là cần thiết và quan trọng".
Những tuyên bố mà Ngoại trưởng Pháp đưa ra công khai trên sóng truyền h́nh đă chỉ ra nhiều điểm thú vị và nghịch lư.
Lính Pháp chiến đấu tại Syria
Thứ nhất, Pháp cũng đang nói nhiều lời về vấn đề Syria không khác ǵ người đồng minh Mỹ của họ. Sau khi ông Donald Trump tuyên bố rút quân hôm 19/12/2018, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron dường như là người giận dữ nhất trong khối đồng minh.
Tổng thống Macron khẳng định Pháp đến Syria để chống khủng bố IS, và thế lực này vẫn c̣n hiện diện ở Syria. Quân đội Pháp sẽ thay Mỹ dẫn dắt toàn bộ liên quân hoàn tất cuộc chiến này.
Thậm chí, ông Macron đă toan tính điều thêm chiến đấu cơ Rafale đến Syria để lập vùng cấm bay ở miền Đông nước này. Pháp tuyên bố sẽ ủng hộ và hậu thuẫn cho người Kurd và Lực lượng Dân chủ Syria SDF như cách mà Mỹ đă làm.
Thế nhưng, Mỹ vẫn quyết tâm rút quân về. Và bây giờ, Ngoại trưởng Pháp lại nói: Chúng tôi chỉ hỗ trợ Mỹ, người Mỹ đă về, quân Pháp cũng không cần ở lại.
Thứ hai, điều kiện để Pháp rút quân khỏi Syria là một giải pháp chính trị được thi hành. Thực tế, giải pháp này đă có từ lâu, ít nhất là từ Ḥa đàm Astana lần đầu tiên hồi tháng 1/2017. Cho đến nay đă có kỳ đàm phán lần thứ 10.
Tuy nhiên, các thỏa thuận ngừng bắn được thông qua tại Astana không nhận được sự tôn trọng từ nhiều bên, có thể kể đến các nhóm phiến quân được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn, và góp mặt vào đó là cả SDF do Mỹ hậu thuẫn.
Như vậy, liên minh mà Pháp muốn thay Mỹ lănh đạo là người cản trở giải pháp chính trị này ở Syria chứ không phải vấn đề trách nhiệm của người Nga.
Pháp đang hiện diện khoảng 1.000 quân ở Syria, chủ yếu tập trung quanh các mỏ dầu mà SDF kiểm soát ở miền Đông nước này, gần biên giới với Iraq
Thứ ba, Pháp đang đưa ra những điều kiện để thay đổi một mối quan hệ mà từ sau Chiến tranh Thế giới lần 2 đến nay chưa từng xuất hiện: Hợp tác với Nga.
Paris yêu cầu Moscow đóng một vai tṛ quan trọng trong tiến tŕnh chính trị ở Syria. Họ không c̣n nhắc đến khẩu hiệu "Assad Must Go" như trước, thay vào đó, họ ủng hộ người Nga hỗ trợ xây dựng một thể chế chính trị có lợi cho Tổng thống Bashar al-Assad.
Điều này là một điều khiến Mỹ chắc chắn cảm thấy không hài ḷng. Dù Washington cũng đă phải thay đổi quan điểm về Tổng thống Assad, nhưng họ chưa bao giờ thừa nhận vai tṛ của Nga ở Syria, hay ủng hộ Moscow như cách mà Paris vừa cổ động.
Thực tế, sau khi thông tin Mỹ rút quân khỏi Syria được ban bố, Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Pháp Macron đă nhiều lần điện đàm để giải quyết các vấn đề của Syria. Và trước đó, hồi cuối tháng 10/2018, ông Putin và ông Macron cũng đă có một cuộc đàm phán 4 bên cùng với Lănh đạo Đức là Thủ tướng Merkel và lănh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Erdogal.
Họ đều là những đồng minh của Mỹ, nhưng họ đang đứng nh́n Nga giải quyết dứt điểm vấn đề ở Syria. Thực chất, nước Mỹ - ở xa 8.000 km với Syria không chịu ảnh hưởng bởi làn sóng di cư cũng như các mối đe dọa an ninh mà sự bất ổn của Syria mang lại, nhưng châu Âu th́ có.
V́ thế, những người lănh đạo châu Âu buộc phải ngồi lại với Nga v́ chính lợi ích của ḿnh. Trong cục diện này, Mỹ đă mất tiếng nói. C̣n ông Macron cùng Paris vẫn đang t́m cách để mở ra những cơ hội hợp tác mới với Moscow.