TQ sắp có tên lửa lớn nhất TG, kho đầu đạn hạt nhân Mỹ-Nga chỉ là chuyện nhỏ
Các chuyên gia phân tích cho biết sẽ không c̣n lâu nữa TQ sẽ trở thành cường quốc hạt nhân lớn nhất trên TG. Với loại tên lửa mà họ đang chế tạo để chờ ngày ra mắt sẽ có sức mạnh hơn cả kho đầu đạn hạt nhân của Nga và Mỹ. Dưới đây là bài viết sẽ cho thấy rơ điều đó. Theo dự đoán, từ những năm 2020, PLA sẽ có nhiều tiềm năng chế tạo các loại ICBM có thể đối chọi hoặc vượt qua kho đầu đạn hạt nhân mà Nga và Mỹ đang triển khai.
Trung Quốc sẽ có ICBM lớn nhất thế giới?
Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) nhiên liệu lỏng RS-28 Sarmat, với phần chiến đấu nặng 10 tấn, sẽ trở thành tên lửa tấn công hạt nhân lớn nhất trên thế giới khi nó được đưa vào sản xuất ngay từ năm 2021.
RS-28 được cho là có thể mang tới 15 đầu đạn với sức công phá 350 kiloton, hoặc 24 đầu đạn siêu vượt âm (HGV) hạt nhân Avangard.
Tuy nhiên, kể từ giữa năm 2017, một số nguồn tin từ Trung Quốc đă tiết lộ nhiều thông tin chi tiết về một phương tiện thậm chí có kích cỡ lớn hơn, gọi là hệ thống phóng tên lửa không gian (SLV), hay c̣n được biết tới là tên lửa đẩy, sử dụng nhiên liệu rắn. Nó sẽ h́nh thành nền tảng cho thứ có thể trở thành ICBM "di động" lớn nhất trên thế giới.
Tháng 5/2017, trang web ChinaSpaceFlight.com của Trung Quốc (giờ đă đóng cửa), từng đưa ra những mô tả đầu tiên về ḍng SLV nhiên liệu rắn do Tập đoàn Công nghiệp & Khoa học Hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASIC) phát triển, mang tên Kuaizhou-21 (KZ-21) và KZ-21A.
Những thông tin được hé lộ
Có vẻ như từ giữa thập kỷ trước, CASIC đă được chính phủ và quân đội Trung Quốc (PLA) "mở đường" để phát triển một ḍng các SLV nhiên liệu rắn.
CASIC sẽ cạnh tranh với Tập đoàn Công nghệ & Khoa học Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC) – đơn vị đang chế tạo một số loại SLV, ICBM nhiên liệu lỏng (tên lửa đẩy Trường Chinh, DF-31, DF-31A) và ICBM nhiêu liệu rắn di động DF-41.
Cho đến nay, SLV di động Kauizhou-1/IA đường kính 1,2m của CASIC (chế tạo dựa trên tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21) đă tiến hành 4 vụ phóng thành công, tính tới ngày 29/9/2018.
Trong năm 2019, CASIC có thể sẽ phóng SLV nhiên liệu rắn và di động KZ-11, với đường kính 2,2m – tương tự như đường kính của ICBM DF-41.
Trước đó, DF-41 đă được dùng làm nền tảng cho SLV nhiên liệu rắn Trường Chinh-11 (Long Mach-11) của CASC. Mẫu SLV này đă được phóng đi 5 lần, tính tới ngày 21/12/2018.Tuy nhiên, KZ-21 được trang bị động cơ nhiên liệu rắn với đường kính 4m – lớn chưa từng thấy, thậm chí c̣n lớn hơn tên lửa đẩy nhiên liệu rắn cỡ 3,7m do công ty Thiokol phát triển để giúp Mỹ phóng tàu con thoi.
Bản tin của tờ China Daily ngày 25/12/2017 cho biết, CASIC sẽ bắt đầu thử nghiệm động cơ cho KZ-21 trong tháng 2/2018.
Vào thời điểm đó, một h́nh ảnh xuất hiện trên các trang web tiếng Trung cho thấy các kỹ sư của CASIC đang đứng cạnh các bộ phận của động cơ rocket nhiên liệu rắn đường kính 4m.
Cho đến nay vẫn chưa có thêm tin tức hay h́nh ảnh nào xác nhận vụ thử nghiệm động cơ mới có thành công hay không, nhưng một số nguồn tin từ Trung Quốc cho biết SLV KZ-21 có thể được đưa vào hoạt động trong năm 2025.
Tương tự như tại Mỹ và Nga, Trung Quốc đă có tiền lệ dùng SLV để hỗ trợ chương tŕnh phát triển các loại ICBM, và ngược lại.
ICBM nhiên liệu lỏng DF-5 của CASC được sử dụng làm nền tảng cho SLV Trường Chinh-1. Ngược lại, tên lửa đẩy Trường Chinh-2C đă hỗ trợ chương tŕnh phát triển tên lửa DF-5C mới nhất của Trung Quốc, có thể mang 10 đầu đạn hạt nhân.Hiện vẫn chưa có thông tin công khai nào cho thấy KZ-21 sẽ trở thành nền tảng cho một loại ICBM nhiên liệu rắn lớn nhất thế giới, nhưng cũng không thể loại bỏ khả năng các nhà hoạch định chiến lược của Trung Quốc sẽ bỏ qua lựa chọn này.
Có lẽ Trung Quốc hiện đang triển khai tên lửa DF-17, với tầm bắn trên 3.000km và trang bị đầu đạn HGV cơ động cỡ nhỏ. Nếu các đầu đạn này có kích cỡ tương tự như HGV Avangard của Nga th́ KZ-21 có thể mang tới 50 đầu đạn HGV.
Theo một số nguồn tin quân sự châu Á, một đơn vị ICBM của Lực lượng Tên lửa Trung Quốc có khoảng 6 tên lửa có thể phát triển dựa trên KZ-21, mang được tổng cộng 300 đầu đạn. Do đó, chỉ cần 5 đơn vị ICBM như thế này, Trung Quốc gần như có thể đối chọi với số đầu đạn do Mỹ và Nga triển khai (1.550 đầu đạn mỗi bên – chiểu theo Hiệp ước New START 2010).Rất có khả năng Trung Quốc sẽ chế tạo các xe phóng di động (TEL) cỡ lớn để di chuyển các ICBM trên đi một khoảng cách ngắn từ các căn cứ ICBM ngầm của Lực lượng Tên lửa Trung Quốc để triển khai được nhanh chóng.
Theo dự đoán, từ những năm 2020, PLA sẽ có nhiều tiềm năng chế tạo các loại ICBM có thể đối chọi hoặc vượt qua kho đầu đạn hạt nhân mà Nga và Mỹ đang triển khai.
Trung Quốc hiện không tiết lộ số lượng ICBM và đầu đạn hiện thời của ḿnh. Mặc dù trong nhiều thập kỷ qua, Mỹ đă nỗ lực đề nghị các quan chức chính trị và quân đội Trung Quốc tham gia đối thoại về vũ khí chiến lược nhưng Trung Quốc có vẻ sẽ tiếp tục từ chối công khai minh bạch vấn đề này.
Bắc Kinh đă dành nhiều thập kỷ qua cố gắng thuyết phục thế giới rằng nước này không có tham vọng giành ưu thế hạt nhân chiến lược, cũng như không tham gia chạy đua hạt nhân và tuân thủ chính sách "Không tấn công trước", không phổ biến vũ khí hạt nhân, mà chỉ chuẩn bị một số phương tiện đáp trả để răn đe nguy cơ bị tấn công.
Tuy nhiên, với những nền tảng tên lửa như KZ-21, Trung Quốc sẽ có đủ phương tiện để chiếm ưu thế hạt nhân trước Nga trong những năm 2030 hoặc xa hơn.
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.