Một cảnh sát Úc đă sai lầm nghiêm trọng khi thay v́ sử dụng các biện pháp nghiệp vụ chuyên nghiệp mà lại dựa vào công nghệ để giải quyết vụ việc.
Chân dung nạn nhân Darrell Simon một vài năm trước khi mất tích
Xác của một người đàn ông mất tích ở Úc đáng nhẽ đă t́m được thấy sớm trước 18 tháng nếu lực lượng cảnh sát điều tra không phụ thuộc hoàn toàn vào dữ liệu của Google Maps (Ứng dụng chuyên dùng để t́m địa chỉ, tra cứu đường đi).
Darrell Simon, 46 tuổi, lần cuối được nh́n thấy vào tháng 11 năm 2014 tại nhà một người bạn, cách khu vực Brisbane (Úc) 80 km về phía tây.
Đội t́m kiếm đă rà soát, kiểm tra khu Simon sống và các khu vực lân cận song các nỗ lực đă không đem lại kết quả nào. Măi đến gần 2 năm sau, tháng 5.2016, xác của người đàn ông này mới được t́m thấy. Nguyên nhân cái chết được kết luận là tự tử.
Điều đáng nói là trong quá tŕnh điều tra, lực lượng phụ trách vụ việc đă hoàn toàn sử dụng bản đồ được in ra từ ứng dụng Google Maps, trong đó, ranh giới tài sản đất đai thuộc quyền sở hữu của Simon đă bị in sai so với thực tế.
Tin tưởng hoàn toàn vào Google Maps, cảnh sát đă bỏ sót khu vực nạn nhân đáng nhẽ được t́m thấy
Sai lệch trên bản đồ đồng nghĩa với việc các t́nh nguyện viên đă chỉ t́m kiếm trên khu vực có diện tích chỉ bẳng một nửa diện tích thật phần đất đai của Simon, nằm ở phía tây Laidley Creek (Úc) – theo một báo cáo công khai sau đó.
“Sự chậm trễ trong việc t́m kiếm thi thể của Simon đă xoáy sâu thêm vào nỗi đau mà người thân và bạn bè ông Simon phải trả qua, đặc biệt là người bố của nạn nhân. Sự nhầm lẫn tai hại này thật đáng tiếc và đáng nhẽ không nên bao giờ xảy ra” – vị phó điều tra viên John Lock của bang Queensland cho hay.
Sai lầm cơ bản của cảnh sát điều tra cũng làm dấy lên nghi vấn việc ông Simon là nạn nhân của việc trả thù cá nhân do mâu thuẫn về tiền bạc.
Trên thực tế, xác của người đàn ông xấu số được phát hiện bởi người chủ kế tiếp sở hữu khối tài sản của người quá cố, sau khi cây cối mọc xung quanh được dọn sạch đi sau đợt hạn hán.
Xác người đàn ông được t́m thấy tại một gốc cây trong khu vực đất đai của chính nạn nhân.
“Nhiều người đặt ra câu hỏi nếu thi thể của ông Simon được t́m thấy trong lần đầu cảnh sát t́m kiếm, liệu tên của một nghi can nào đó liên quan đến vụ việc sẽ xuất hiện ? Tuy nhiên, cảnh sát không loại trừ khả năng cỏ mọc quá dày đă che lấp đi thi thể của ông Simon” – vị phó điều tra viên trả lời thắc mắc của những người quan tâm vụ việc.
Báo cáo đồng thời chỉ ra sự tắc trách của lực lượng cảnh sát khi hoàn toàn tin tưởng và sử dụng bản đồ của Google Maps, trong khi có rất nhiều các công cụ hỗ trợ chính xác hơn.
Ông Lock cho hay trong tương lai, khi thực hiện các cuộc t́m kiếm người mất tích, đội phụ trách nên sử dụng kết hợp thiết bị công nghệ chất lượng cao GPS cùng với thông tin chính xác trên bản đồ, đồng thời phối hợp chặt chẽ với đội t́m kiếm t́nh nguyện.
VietBF © sưu tầm