Người tỵ nạn ở Mỹ đang vô cùng lo lắng trước nguy cơ bị chính quyền Tổng thống Trump trục xuất. Trong khi đă có thoả thuận bảo vệ người tỵ nạn Việt Nam đến Mỹ trước đó. Cùng t́m hiểu thêm về sự việc này.
Đây không phải lần đầu tiên tin chính phủ Trump quyết định trục xuất người Việt tị nạn đến Mỹ trước năm 1995 gây xôn xao dư luận.
Tháng 3/2017, cộng đồng người Mỹ gốc Việt cũng như các tổ chức đấu tranh cho nhân quyền, dân quyền khắp nơi cũng hoang mang khi chính quyền Trump có một nỗ lực tương tự, đơn phương lư giải rằng những người nói trên không được bảo vệ theo Thỏa thuận 2008, và bắt nhốt một số người Việt tị nạn có tiền án vào các trại giam của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE), trong khi chờ thủ tục trục xuất.
Luật sư Trần Thái Văn từ California nhận định với BBC News Tiếng Việt:
"Đây không phải là một vấn đề đơn giản chút nào."
"Hai nan giải trước mặt là nếu Việt Nam nhận hàng ngàn những người này sau khi Hoa Kỳ hoàn tất lệnh trục xuất, th́ họ sẽ ở đâu, và có công việc ǵ để sinh sống hàng ngày. Đó là chưa nói đến vấn đề xáo trộn gia đ́nh và sự khó khăn hội nhập vào xă hội địa phương xa lạ."
"Đối với hàng ngàn các người Việt Nam tại Hoa Kỳ lọt vào hoàn cảnh này, phần đông họ đă có công ăn việc làm, gia đ́nh ổn định, và đă sanh con đẻ cái, sinh sống êm đềm tại Mỹ, th́ ai sẽ chịu trách nhiệm với những hậu quả gia đ́nh phân ly, ảnh hưởng tệ hại đến thân nhân của họ?"
"Theo tôi, chính phủ Trump không thông báo rơ ràng hoặc công khai về ư định thay đổi thoả thuận 2008 với công chúng v́ họ có hai vấn đề phải đối diện."
"Thứ nhất, các viên chức biết rằng sự rút lời hoặc đổi ư định của phía Hoa Kỳ khi đă có sự đồng thuận với Việt Nam về vấn đề này hồi mùa hè năm nay sẽ gây nhiều phẫn nộ và chống đối từ mọi phía."
"Vấn đề trục xuất người Việt Nam trước năm 1995 không đơn giản như trục xuất thường trú nhân từ các quốc gia khác. Đại đa số người Việt lọt vào hoàn cảnh này là dân tỵ nạn cộng sản, đến Hoa Kỳ với căn cước quốc gia, và là một đồng minh trốn tránh sự áp bức của bạo quyền Việt Nam trong lúc hai quốc gia không chính thức nh́n nhận nhau.''
Cựu nhà báo Vũ Qúy Hạo Nhiên, hiện dạy toán ở Nam California, xoáy vào tinh thần của thoả thuận 2008. Ông viết trên trang Facebook cá nhân:
"Thoả thuận 2008 có ư nghĩa sâu sắc chứ không phải chỉ về việc trục xuất tội phạm.''
"Điều khoản này có nghĩa là tuy tái lập ngoại giao, nhưng Hoa Kỳ không công nhận bất cứ quyền hạn nào của Cộng sản Việt Nam đối với người tỵ nạn Việt Nam trên đất Mỹ lúc đó. Mỹ sẽ không giao người tỵ nạn Việt Nam cho CSVN, và CSVN sẽ không đ̣i được Mỹ giao người tỵ nạn Việt Nam cho CSVN."
Các bạn đọc toàn bài của Tina Hà Giang đã đăng trên trang BBC Tiếng Việt giữa tháng 12/2018 để biết Thỏa thuận 2008 là gì và nguy cơ Việt Kiều ở Mỹ bị tống về VN có cao không:
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46548610