Sau khi không đóng phí hoạt động cho Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) từ năm 2011, đến năm 2017 chính quyền Mỹ và Israel đă nộp đơn rút khỏi tổ chức này.
Trụ sở UNESCO tại Paris, Pháp. Ảnh: AP.
Mỹ và Israel đă chính thức rời UNESCO vào thời khắc bước sang năm 2019, AP hôm nay đưa tin. Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đệ đơn rút khỏi tổ chức này vào tháng 10/2017 và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sau đó hành động tương tự.
Hai nước cáo buộc UNESCO có biểu hiện thiên vị nhằm chống lại Israel khi tổ chức này chỉ trích Tel Aviv v́ chiếm đóng Đông Jerusalem. UNESCO công nhận các khu vực của người Do Thái cổ là di sản của Palestine và trao quyền thành viên đầy đủ cho nước này vào năm 2011.
Động thái trên khiến Mỹ và Israel quyết định ngừng đóng các khoản phí cho UNESCO, dẫn tới ngân sách của tổ chức sụt giảm. Khoản phí mà Mỹ chưa trả đă lên tới 600 triệu USD, trong khi Israel nợ khoảng 10 triệu USD.
Các quan chức UNESCO cho biết một số lư do mà Washington đưa ra để rút khỏi tổ chức hiện không c̣n tồn tại, lưu ư thêm rằng toàn bộ 12 văn bản về Trung Đông mà UNESCO thông qua được Israel và các nước Arab khác đồng thuận.
Bộ Ngoại giao Mỹ không thể đưa ra b́nh luận do chính phủ đóng cửa. Trước đó, cơ quan này cho biết các quan chức Mỹ dự định tiếp tục gắn bó với UNESCO với tư cách quan sát viên về các vấn đề "phi chính trị", bao gồm bảo vệ các di sản thế giới, ủng hộ tự do báo chí, thúc đẩy hợp tác khoa học và giáo dục.
Chính quyền cố tổng thống Mỹ Ronald Reagan cũng từng rút khỏi UNESCO vào năm 1984 bởi họ cho rằng tổ chức không được quản lư đúng đắn, tham nhũng và được dùng để thúc đẩy lợi ích của Liên Xô. Mỹ gia nhập lại UNESCO vào năm 2003.
VietBF © sưu tầm