Một người tự xưng là nhân viên của Viện Chính sách Trung Quốc song FBI nghi ngờ đó chỉ là vỏ bọc cho công việc thật của anh ta là sĩ quan t́nh báo đă trả cho cựu đặc vụ CIA 25.000 đô la Mỹ để bán các bí mật quốc gia cho Trung Quốc vừa bị kết tội nhận 25.000 đô la Mỹ này.
Tháng 4.2017, Kevin Mallory, 61 tuổi – 1 cựu đặc vụ CIA đă bị giữ lại khi vừa trở về Chicago (Mỹ) từ Thượng Hải (Trung Quốc) sau khi cảnh sát phát hiện người đàn ông mang theo 16.500 đô la Mỹ tiền mặt không khai báo. Một tháng sau đó, Mallory bị bắt với âm mưu chống lại liên bang theo luật chống phản gián của FBI.
Tháng 6 vừa qua, sau phiên xét xử, bồi thẩm đoàn tuyên bố Kevin có tội. Mặc dù bị luận tội, cựu nhân viên CIA vẫn liên tục phủ nhận các cáo buộc bán bí mật quốc gia cho người Trung Quốc.
Theo điều tra của FBI, Mallory đă liên lạc với Michael Yang – người tự xưng là nhân viên của Viện Chính sách Trung Quốc song FBI nghi ngờ đó chỉ là vỏ bọc cho công việc thật của anh ta là sĩ quan t́nh báo. Thông qua LinkedIn (1 mạng xă hội), 2 người đă trao đổi với nhau nhiều lần. Cùng trong khoảng thời gian đó, Mallory bất ngờ nghỉ việc trong nhiều tháng, để lại một số khoản nợ nần và thanh toán thế chấp.
Michael Yang – người bị FBI nghi là sĩ quan t́nh báo của Trung Quốc.
Mùa xuân năm 2017, Yang đă trả cho Mallory 25.000 đô la Mỹ để đi đến Thượng Hải 2 lần. Song song với việc kết nối với Yang, cựu nhân viên CIA c̣n yêu cầu một số đồng nghiệp giúp Mallory liên lạc với những người phụ trách việc cập nhật thông tin t́nh báo về Trung Quốc.
Việc Mallory bất ngờ hứng thú với vấn đề t́nh báo Trung Quốc đă khiến CIA cảnh giác và bắt đầu theo dơi các hoạt động bất thường của người nhân viên. Theo đó, sau khi trở về từ Thượng Hải, người đàn ông đă bị cảnh sát giữ lại tại sân bay.
H́nh ảnh Kevin Mallory khi vẫn c̣n đang phục vụ cho cơ quan CIA
Cùng với số tiền mặt không rơ nguồn gốc, cảnh sát c̣n t́m thấy trong va li một thiết bị điện thoại nghi chứa thông tin gián điệp. Cựu đặc vụ sau đấy đă khăng khăng đó là món quà anh ta mua tặng cho người vợ. Điều tra sâu hơn, cảnh sát phát hiện chiếc điện thoại có hệ thống kết nối đặc biệt và có khả năng gửi đi tin nhắn và các tài liệu mật.
Trong buổi lấy lời khai với các quan chức t́nh báo, Mallory thừa nhận rằng chiếc điện thoại là một thiết bị liên lạc bí mật phía Trung Quốc trao cho anh ta song cựu nhân viên CIA vẫn khẳng định không biết cách sử dụng chiếc máy và mới chỉ gửi thử một vài tin nhắn.
Chiếc điện thoại chứa các thông tin tuyệt mật của chính phủ Mỹ được Mallory sử dụng để gửi tài liệu cho phía Trung Quốc.
Trước đó, người đàn ông c̣n tự nguyện giao nộp điện thoại cho phía điều tra v́ nghĩ tất cả các cuộc nói chuyện đă bị xóa sạch song cảnh sát đă khôi phục lại mọi dữ liệu có trong đó. Trên thực tế, ngoài nội dung các cuộc trao đổi, cảnh sát c̣n phát hiện ra Mallory đă gửi đi một tài liệu, một bảng danh sách được phân loại bí mật và đang cố gắng gửi đi các tài liệu nội bộ khác.
Sau khi khám xét nơi ở của cựu đặc vụ, phía điều tra c̣n phát hiện 1 thẻ nhớ có chứa bí mật quốc gia đă bị Mallory phá hủy
Trong một cuộc thẩm vấn với lực lượng điều tra, một phần tin nhắn liên lạc giữa Mallory và Yang đă được tiết lộ, trong đó có những bằng chứng rơ ràng tố cáo tội trạng của Mallory như “Công việc của anh là nắm bắt thông tin c̣n việc của tôi là được trả tiền để bán những thông tin đó”.
Cảnh sát c̣n thu thập thêm được một đoạn video cho thấy cựu đặc vụ CIA đă đến một công ty chuyển phát ở địa phương và đưa cho nhân viên ở đấy một xấp tài liệu tuyệt mật để quét lên máy tính gửi đi.
cuu dac vu cia bi nguoi tq du ban bi mat quoc gia nhu the nao? hinh anh 5
Camera tại cửa hàng thu lại được cảnh cựu nhân viên CIA gửi đi các tài liệu mật cho bên thứ ba
Trong các bí mật quốc gia được cựu nhân viên CIA bán cho phía Trung Quốc, khả năng bại lộ danh tính của một cặp vợ chồng đang làm gián điệp cho chính phủ Mỹ ở Trung Quốc là rất cao. Nếu bị kết án, Mallory rất dễ đối mặt với án chung thân v́ hành động phản quốc và đẩy nhiệm vụ, cuộc sống của các nhân viên, đặc vụ khác vào nguy hiểm.