Đó là ông Lê Long Sơn - Giám đốc Công ty XKLĐ Esuhai. Chính đảng (Đảng cầm quyền Nhật) phải mời ông Lê Long Sơn phát biểu để thông qua Luật tiếp nhận lao động nước ngoài vào Nhật Bản làm việc. Ông Sơn phát biểu tham vấn trước Quốc hội Nhật Bản hai lần.
Mới đây, ông Lê Long Sơn - Giám đốc Công ty TNHH Esuhai (công ty hoạt động trong lĩnh vực XKLĐ) đă được Bộ Tư pháp Nhật Bản mời đóng góp ư kiến trước Hạ viện Nhật Bản về chương tŕnh mới liên quan đến vấn đề tiếp nhận lao động nước ngoài đến Nhật làm việc và dự luật kiểm soát nhập cư mới. Trở về từ Nhật Bản, ông Lê Long Sơn đă có những giăi bày với báo NTNN về vinh dự “khi hai lần được mời phát biểu tham vấn ư kiến trước Quốc hội Nhật Bản”.
Theo ông Lê Long Sơn, trước khi mời ông Sơn, chính đảng cầm quyền đă gặp trở ngại lớn khi dự luật mới bị chống đối mănh liệt tại Hạ viện vào ngày 19.11. “Các Đảng đối lập đă đưa ra các bằng chứng sống là các lao động đang làm việc tại Nhật để chứng minh việc lao động bị đối xử tệ, trả lương thấp… và nhiều vấn đề khác. Từ đó, họ lập luận ngay cả Luật thực tập sinh (được thông qua năm 2016 - PV) c̣n nhiều mặt hạn chế, nên việc thông qua luật mới là điều mà họ không thể chấp nhận” - ông Sơn cho biết.
Ông Lê Long Sơn phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản. Ảnh: I.T
Ông Sơn kể lại: “Ngày 20.11 tôi nhận được lời mời và sẽ phát biểu ngày 22.11 trước Hạ viện, thời gian rất gấp mà bài phát biểu chỉ giới hạn 15 phút và 30 phút để các Nghị sĩ chất vấn. Để phát biểu trôi chảy, có điểm nhấn nhằm thuyết phục các Nghị sĩ tôi thức cả đêm 21.11 soạn bài, tập dượt kỹ bài phát biểu, căn chuẩn thời gian dưới 15 phút, nhưng khi đó tôi rất tự tin v́, năm 2016 tôi cũng từng phát biểu trước Thượng viện Nhật về một dự luật khác”.
Cũng theo ông Sơn, trước khi phát biểu tại Hạ viện, ông đă “đấu tranh” 4 giờ đồng hồ với Bộ Tư pháp Nhật Bản về dự luật mới khi không thấy “đưa vào luật thỏa thuận hai quốc gia, điều kiện mang tính ràng buộc nhằm kiểm soát lao động giữa hai bên”. Và như vậy th́ rất nguy hiểm, v́ với luật mới quá tự do, có nguy cơ phá vỡ thị trường lao động Nhật Bản, và Chương tŕnh thực tập sinh có nguy cơ bị xóa sổ. Sau đó, Bộ Tư pháp Nhật đă đồng ư bổ sung điều kiện này vào luật mới.
“Nằm trên cục đá cũng phải nằm 3 năm”
Theo ông Sơn, luật mới rất dễ khi chỉ thi đậu kỳ thi theo quy định th́ lao động sẽ được sang Nhật làm việc, như vậy th́ lao động không được đào tạo bài bản như chương tŕnh thực tập sinh hiện nay. “Tôi dùng ngay câu ngạn ngữ của người Nhật “Nằm trên cục đá cũng phải nằm 3 năm”, nghĩa là anh làm bất cứ việc ǵ cũng phải có khoảng thời gian 3 năm học tập và làm việc để ổn định mọi kỹ năng. Khi đó, họ đă được đào tạo kỹ năng bài bản, và là nguồn lao động tốt. Khi về nước nếu muốn thi họ đăng kư kỳ thi và đi làm theo dự luật mới, c̣n không th́ ở lại trong nước làm việc – và đây là một nguồn lao động chất lượng cao cho Việt Nam nói riêng và các nước phái cử lao động nói chung”- ông Sơn kể lại.
"Khi Bộ Tư pháp đề xuất mời tôi phát biểu, Thượng viện Nhật Bản không đồng ư v́ cho rằng chưa có tiền lệ “mời người nước ngoài” tham vấn trước Quốc hội Nhật Bản. Tuy nhiên, Bộ Tư pháp Nhật đă t́m được một sự kiện là, vào năm 1945 một chuyên gia người Mỹ từng được mời phát biểu trước Quốc hội Nhật. Và với thông tin này, Thượng viện Nhật đă đồng ư cho Bộ Tư pháp mời tôi qua phát biểu. Tôi cũng phát biểu 15 phút, cũng trả lời chất vấn của 7 nghị sĩ… và sau đó ngày 18.11 th́ Dự Luật cũng được thông qua".
Ông Lê Long Sơn
Ông Sơn cũng phát biểu rằng, với lao động mới nếu đủ điều kiện th́ tham gia kỳ thi đi làm việc theo luật mới, nêu không đủ điều kiện th́ tham gia chương tŕnh thực tập sinh hiện hành. V́ vậy, phải để hai chương tŕnh cùng tồn tại song song, như vậy th́ nguồn lao động vào Nhật làm việc ngày càng cao và đáp ứng được sự thiếu hụt lao động của nước Nhật.
Sau bài phát biểu 15 phút của ông Sơn, bảy Nghị sĩ của các Đảng đối lập liền chất vấn với nhiều câu hỏi hóc búa, nhằm vào những hạn chế , tiêu cực… mục đích cuối cùng là ngăn cản dự luật được thông qua.
“Tôi không nói nhiều, chỉ đưa ra mô h́nh của chính Công ty Esuhai của tôi đang có mối phái cử lao động với 564 công ty Nhật. Trong đó, 65 công ty đă đầu tư sang Việt Nam để tận dụng nguồn lao động trở về từ Nhật tiếp tục làm việc cho họ.
Tôi cũng trả lời họ rằng, Việt Nam tham gia rất nhiều thị trường lao động nước ngoài. Nhưng thời gian gần đầy, lao động đổ xô vào thị trường Nhật ngày một nhiều, điều này minh chứng là chương tŕnh phái cử lao động sang Nhật là rất tốt mới thu hút được nhiều lao động. Ngoài ra, Nhật Bản cần lao động để khỏa lấp sự thiếu hụt lao động v́ dân số đang già hóa, Việt Nam cần đào tạo nguồn lao động chất lượng cao tại một đất nước có nền công nghiệp phát triển tốt nhất… để trở về phục vụ đất nước chúng tôi… Sau trả lời của tôi, các Nghị sĩ đều vỗ tay tán thưởng”- ông Sơn cho biết.
Sau bài phát biểu của ông Sơn và đặc biệt các Đảng đối lập cùng với chính đảng cầm quyền đă họp xuyên đêm 7.12 và đến sáng 8.12 th́ dự luật mới đă được thông qua tại Hạ viện Nhật Bản.
Đây không phải là lần đầu ông Lê Long Sơn được mời phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản. Năm 2016, ông Sơn cũng đă ghi dấu ấn tại Thượng viện Nhật.