Làn sóng biểu t́nh từ Pháp sang các nước khác ở Âu châu lan Bỉ, Hà Lan, Italy, Áo… . Điều này cho thấy t́nh trạng bất ổn kinh tế-xă hội và mất an ninh nghiêm trọng một thời gian dài. Vậy là những mâu thuẫn âm ỉ tại nhiều nước, dường như đang được “kích hoạt”. Đó chính là tẳng băng ch́m đáng sợ ở lục địa già này.
Cuộc biểu t́nh “Áo vàng” tại Pháp đă thổi bùng sự bất măn vốn âm ỉ từ lâu trên khắp châu Âu.
Nếu coi cuộc biểu t́nh ban đầu phản đối tăng thuế nhiên liệu ở Pháp là “đốm lửa” của sự bất măn, th́ sau 3 tuần nó đă bùng lên thành ngọn lửa lớn làm rối loạn xă hội. Phong trào biểu t́nh "Áo vàng" tại Bỉ xuất hiện ở vùng nói tiếng Pháp Wallonie đă lan tới Thủ đô Brussels để phản đối t́nh trạng giá cả sinh hoạt và nhiên liệu tăng cao. Tại Hà Lan, những người "Áo vàng" xuống đường đ̣i giải quyết vấn đề chi phí sinh hoạt đắt đỏ, tăng tuổi nghỉ hưu, người nhập cư và yêu cầu Thủ tướng Mark Rutte từ chức. Khoảng 70.000 người cũng đă tập trung tại Turin, miền Bắc Italy, phản đối Chính phủ thực thi dự án xây dựng tuyến đường hầm xe lửa xuyên dăy Alps, được cho là gây lăng phí ngân sách công.
Có thể thấy tâm lư giận giữ, phản kháng của một bộ phận người dân châu Âu là sự mệt mỏi, chán nản khi kinh tế vẫn chưa hoàn toàn hồi phục sau cú sốc khủng hoảng tài chính năm 2008, tăng trưởng không đủ tạo thêm việc làm, an ninh không được đảm bảo, đói nghèo gia tăng, và hơn hết là sự bất công xă hội, khiến bất b́nh đẳng ngày một gia tăng.
Chênh lệch giàu nghèo đang được coi là nguy cơ tàn phá nhiều giá trị xă hội ở châu Âu. Theo thống kê, khoảng 25% dân số Liên minh châu Âu (EU), tương đương 119 triệu người, đang phải sống trong cảnh nghèo khổ. Hơn 1/3 số người dân không có đủ tài chính để dự pḥng những trường hợp bất khả kháng xảy ra. Nhóm 20% số người giàu nhất có thu nhập cao gấp 5 lần so với 20% người nghèo nhất. C̣n trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), 10% số hộ gia đ́nh giàu có nhất sở hữu hơn một nửa số tài sản của cả khu vực.
Tuy nhiên, vấn đề bất b́nh đẳng xă hội hay những bức xúc chưa được giải quyết của đa số người dân châu Âu dường như cũng chỉ là “phần nổi của tảng băng ch́m”. Châu Âu vài năm nay đă trong t́nh trạng bất ổn bởi sự chia rẽ sâu sắc trong hàng loạt vấn đề từ khủng hoảng di cư, Brexit, chủ nghĩa dân túy cực đoan lan rộng...
Cách đây hơn 1 năm, chiến thắng của ông Macron trước ứng cử viên cực hữu chống châu Âu Marine Le Pen trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp được xem là ngăn chặn sự nổi lên của chủ nghĩa dân túy ở châu Âu. Giờ đây, cuộc khủng hoảng từ nước Pháp lại trở thành “bàn đạp” của phe dân túy cực đoan khi chỉ c̣n 5 tháng nữa sẽ diễn ra cuộc bầu cử nghị viện châu Âu.
Cuộc bầu cử vào tháng 5/2019 sẽ là một cuộc đối đầu giữa các đảng chính thống và các phong trào hoài nghi châu Âu đang đánh vào tâm lư giận dữ của dân chúng đối với người nhập cư. Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron - một người ủng hộ và đấu tranh cho tự do - đă bị sứt mẻ bởi làn sóng biểu t́nh của phong trào "Áo vàng" làm rung chuyển đất nước, và triều đại kéo dài của Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng sắp kết thúc. Khi cử tri bất măn với các chính đảng cầm quyền, cơ hội nhiều khả năng chuyển sang các đảng phái theo đường lối dân túy, dân tộc chủ nghĩa cực đoan.
Năm 2019 sẽ là một năm bản lề với những thách thức lớn. Làn sóng biểu t́nh “Áo vàng” đă phản ánh sự bất măn và chia rẽ c̣n hiện hữu trong xă hội châu Âu. Do đó, bên cạnh những giải pháp hiệu quả cho những vấn đề kinh tế-xă hội, giới chức châu Âu cần t́m cách hàn gắn rạn nứt xă hội và khôi phục ḷng tin của người dân.