Nhiều quan chức Iraq nói Trump 'ngạo mạn', đ̣i Mỹ rút quân về nước. Tổng thống Mỹ Donald Trump và phu nhân Melania tại căn cứ không quân al Asad, ngày 26/12. Cách thức Trump thực hiện chuyến thăm lính Mỹ ở Iraq khiến các quan chức Baghdad giận dữ và đ̣i Mỹ rút quân.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và phu nhân Melania tại căn cứ không quân al Asad, ngày 26/12. Ảnh: AFP.
"Chuyến thăm của Tổng thống Donald Trump cho thấy sự coi thường của Mỹ đối với chủ quyền các quốc gia khác. Chúng tôi sẽ t́m cách chấm dứt sự ngạo mạn và không tôn trọng nước khác của Washington", Hamdillah Kaabi, phát ngôn viên đảng Saairun của Iraq do giáo sĩ Muqtada Sadr đứng đầu, hôm qua tuyên bố, theo LATimes.
Giáo sĩ Sadr từng dẫn dắt những người Hồi giáo Shiite ủng hộ quân đội Mỹ trong chiến dịch ở Iraq năm 2003 và hiện là người đứng đầu khối liên minh lớn tại quốc hội Iraq.
Một loạt quan chức, chính trị gia Iraq cũng phản ứng gay gắt với chuyến thăm bất ngờ của Trump tới căn cứ không quân Al-Assad ở ngoại ô thủ đô Baghdad ngày 26/12. Trong chuyến thăm kéo dài ba tiếng, Trump chỉ gặp binh sĩ và các chỉ huy Mỹ đồn trú ở căn cứ mà không tiếp bất cứ quan chức Iraq nào.
Ban đầu, Trump dự định sẽ gặp Thủ tướng Iraq Adel Abdul Mahdi tại căn cứ Al-Assad, nhưng tính chất bí mật của chuyến đi khiến Thủ tướng Mahdi chỉ nhận được lời mời trước khi Trump đến Iraq hai tiếng, phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết. Mahdi đă từ chối kế hoạch gặp mặt này do đang ở tỉnh khác và không thể đến kịp.
Đại diện văn pḥng Thủ tướng Iraq cho biết do sự khác biệt trong quan điểm về cách sắp xếp cuộc gặp, hai lănh đạo chỉ điện đàm và thảo luận về t́nh h́nh sắp tới sau khi Trump quyết định rút quân khỏi Syria.
Nhiều nghị sĩ ở Baghdad nói chuyến đi của Trump thể hiện thái độ thiếu tôn trọng quốc gia này và yêu cầu Mỹ rút quân khỏi Iraq. Cựu thủ tướng Haider Abadi, người có mối quan hệ chặt chẽ nhất với liên minh chống IS của Mỹ, cho rằng chuyến thăm Iraq của Trump "không phù hợp với quy tŕnh ngoại giao và quan hệ với các quốc gia có chủ quyền".
Qais Khazali, lănh đạo nhóm dân quân Asaib Ahl Haq có nhiều ảnh hưởng ở Iraq, cho rằng quốc hội nước này cần phản ứng quyết liệt hơn bằng cách yêu cầu Mỹ rút toàn bộ lực lượng quân sự tại nước này. "Nếu lực lượng Mỹ không chịu rút lui, chúng tôi có kinh nghiệm và khả năng để buộc họ phải rút về trong nỗi hổ thẹn như năm 2011", Khazali đe dọa.
Hơn 5.000 lính Mỹ đồn trú tại Iraq từ năm 2014 để hỗ trợ quân đội chính phủ Iraq giành lại các vùng đất bị phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng chiếm đóng. Sau khi IS bị đánh bại, quân đội Mỹ tiếp tục ở lại Iraq để huấn luyện lực lượng vũ trang nước này và hỗ trợ chiến dịch truy quét phiến quân.
Tuần trước, Trump đột ngột thông báo rút khoảng 2.000 binh sĩ Mỹ đang có mặt tại Syria, quyết định khiến nhiều đồng minh trong khu vực và quốc tế ngạc nhiên. "Chúng ta đánh bại đến 99% phiến quân IS. Đă đến lúc đưa các binh sĩ Mỹ về nước", Trump nói và khẳng định quân đội Mỹ ở Iraq có thể được huy động để tấn công IS ở Syria nếu cần.
Mặc dù quân đội Mỹ hiện diện tại Iraq theo lời mời của chính phủ nước này và IS vẫn chưa thật sự bị tiêu diệt, nhiều nhà b́nh luận Iraq coi sự hiện diện quân sự của Mỹ là mối đe dọa với ổn định của quốc gia này.