Bộ trưởng Quốc pḥng James Mattis tuyên bố từ chức, ông sẽ ra đi vào cuối tháng 2/2019. Điều này làm cho chính giới Mỹ và đồng minh lo ngại. Giờ đây Nhà Trắng gần như không c̣n tiếng nói ôn ḥa có thể kiềm chế tổng thống Mỹ trong các vấn đề đối ngoại, Ông Trump không c̣n bị ai 'cầm cương'.
Ông gọi họ là "các tướng lĩnh của tôi".
Cuối 2016, đầu 2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump, vị tổng tư lệnh không có kinh nghiệm về chính sách đối ngoại hay quân sự, đă tự tay lựa chọn một nhóm quân nhân nhiều thành tích để dẫn dắt chính quyền trong bối cảnh nước Mỹ đối diện với nhiều thách thức toàn cầu.
James Mattis, John Kelly và H.R. McMaster - 3 vị tướng - không chỉ trở thành cố vấn cho tổng thống, họ c̣n được nhiều người xem là những tiếng nói đầy kinh nghiệm trong một Nhà Trắng vốn nổi tiếng với sự hỗn loạn.
Hai năm trôi qua, cả ba người nay đều đă rời đi hoặc sắp chia tay với tổng thống, sau khi Bộ trưởng Quốc pḥng Mattis hôm 20/12 tuyên bố ông sẽ từ chức.
Từ trái qua: Cựu cố vấn an ninh quốc gia H.R. McMaster, Bộ trưởng Quốc pḥng James Mattis, Tổng thống Donald Trump và Chánh văn pḥng Nhà Trắng John Kelly. Ảnh: Getty.Phe "diều hâu" thắng thế
Sự ra đi của họ phản ánh ông Trump ít khi sẵn sàng chú ư đến những lời cảnh báo mà các cố vấn thỉnh thoảng đưa ra. Trong nhiều tháng qua, ông Trump được cố vấn bởi nhiều quan chức an ninh quốc gia có lập trường "diều hâu" hơn mà ông đề bạt, như Ngoại trưởng Mike Pompeo, người tốt nghiệp trường quân sự West Point, cựu quân nhân đồng thời là cựu giám đốc Cơ quan T́nh báo Trung ương Mỹ (CIA).
Cố vấn an ninh quốc gia mới John Bolton, người thay thế ông McMaster, "kiến trúc sư" của cuộc chiến Iraq năm 2003 và là một người nổi tiếng cứng rắn về chính sách đối ngoại, từng kêu gọi ném bom Iran để giải quyết mối đe dọa hạt nhân.
Nh́n rộng hơn, những thay đổi này phản ánh sự xác quyết của ông Trump đối với chính sách "Nước Mỹ trên hết" trong đối ngoại, theo các trợ lư cao cấp của Nhà Trắng. Đó là sự hoài nghi về những cuộc can dự ở nước ngoài, sự coi thường các đồng minh mà tổng thống Mỹ cho là được hưởng lợi từ chi tiêu quân sự khổng lồ của Mỹ, và sự kết hợp của việc thương lượng và biểu dương sức mạnh quân sự đối với các đối thủ và kẻ thù như Trung Quốc và Nga.
"Sau hơn bốn thập kỷ đắm ḿnh trong những vấn đề này, tôi vẫn giữ nguyên và bày tỏ mạnh mẽ quan điểm về việc đối xử tôn trọng với đồng minh và nh́n nhận rơ nét về cả những nhân tố hiểm ác và các đối thủ chiến lược", ông Mattis viết trong thư từ chức.
"Chúng ta phải làm tất cả những ǵ có thể để thúc đẩy trật tự quốc tế sao cho có lợi nhất đối với an ninh, thịnh vượng và giá trị của chúng ta, và tinh thần đoàn kết đồng minh sẽ tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta trong nỗ lực này".
Ông nói với tổng thống Mỹ: "Ngài có quyền lựa chọn một Bộ trưởng Quốc pḥng có quan điểm phù hợp hơn với ḿnh".
Việc từ chức của lănh đạo Lầu Năm Góc diễn ra chưa đầy hai tuần sau khi ông Trump tuyên bố về sự ra đi của ông Kelly. Vốn là bộ trưởng an ninh nội địa, ông Kelly được đưa vào làm chánh văn pḥng để siết chặt kỷ luật tại Nhà Trắng.
Tổng thống Trump dường như ngày càng tin tưởng những nhân vật "diều hâu" trong chính quyền như Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton (trái) và Ngoại trưởng Mike Pompeo (phải). Ảnh: Reuters.
Ban đầu, khi Tổng thống Trump chọn các quân nhân cho các vị trí chủ chốt, ông đă làm mất ḷng rất nhiều người thuộc các thiết chế an ninh quốc gia. Năm 2016, không lâu sau khi ông Trump được đề cử làm ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng ḥa, hàng chục quan chức an ninh quốc gia cao cấp nhất từ đảng này đă kư vào lá thư cho biết họ sẽ không bỏ phiếu cho ông Trump. Nhiều người trong đó từng là trợ lư hàng đầu hoặc thành viên nội các của Tổng thống George W. Bush.
"Chúng tôi tin rằng ông ấy sẽ trở thành một tổng thống nguy hiểm", họ viết, "và sẽ đặt an ninh quốc gia cũng như sự thịnh vượng của đất nước chúng ta vào t́nh thế nguy nan".
Để trấn áp những tư tưởng này cũng như xoa dịu những người chỉ trích, ông Trump đă chọn tướng Mattis, người mà ông thường gọi bằng biệt danh "Mad Dog". Đây cũng là biểu tượng cho sự cam kết của ông với gia đ́nh các quân nhân và là cách thể hiện sức mạnh quân sự của Mỹ trước các đối thủ trên toàn cầu.
Bất đồng với tổng thống
Không giống cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn, vị tướng vốn đă nằm trong hàng ngũ những người thân cận với ông Trump từ chiến dịch tranh cử, tướng Mattis và tướng Kelly không có mối quan hệ với ông Trump từ trước. Tướng McMaster, người kế nhiệm ông Flynn, cũng vậy. Ông Flynn bị buộc phải rời Nhà Trắng từ rất sớm và sau đó đă nhận tội nói dối với FBI trong cuộc điều tra nghi vấn Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Tướng Mattis và tướng Kelly đề cử lẫn nhau cho vị trí bộ trưởng quốc pḥng trong quá tŕnh chuyển giao chính quyền. Cả hai người từng phục vụ ở Iraq gần như cùng giai đoạn và quen biết nhau đă hơn một thập kỷ. Họ nhanh chóng h́nh thành quan hệ gắn bó với cựu ngoại trưởng Rex Tillerson. Ba người thường xuất hiện cùng nhau bên ngoài Pḥng Bầu dục trước các cuộc họp quan trọng với ông Trump.
Ảnh hưởng của họ có thể được nh́n thấy trong hầu hết động thái an ninh quốc gia đầu tiên của tổng thống Mỹ thứ 45, từ việc chỉnh sửa lệnh cấm đi lại gây tranh căi của ông Trump đối với công dân một số nước Hồi giáo. Ba quan chức và những người khác đi đầu kêu gọi đưa Iraq ra khỏi danh sách các nước này sau khi tranh luận về sự cần thiết của việc cho phép các phiên dịch viên làm việc với quân đội Mỹ di chuyển tự do hơn.
Tuy nhiên, ông Trump đă cho thấy ông có thể trở nên mất kiên nhẫn với sự bất đồng quan điểm.
Bộ trưởng Mattis từ chức v́ bất đồng với Tổng thống Trump. Ảnh: Getty.
Ông Tillerson hoài nghi tuyên bố của chính quyền về việc sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. Cựu cố vấn kinh tế Gary Cohn từ chức v́ quyết định của ông Trump trong việc áp thuế đối với hàng nhập khẩu từ một số đồng minh của Mỹ. Khi ông McMaster công khai bày tỏ quan ngại về vai tṛ của Nga trong cuộc bầu cử năm 2016, ông Trump đă nhanh chóng đưa ra lời khiển trách công khai.
"Tướng McMaster đă quên nói rằng kết quả của cuộc bầu cử năm 2016 không bị ảnh hưởng hay thay đổi bởi người Nga và sự thông đồng duy nhất là giữa Nga và H Gian dối, Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ và các thành viên đảng này", ông Trump viết trên Twitter, đề cập tên của đối thủ Hillary Clinton bằng chữ cái đầu.
Trong phiên điều trần phê chuẩn vào tháng 1/2017, tướng Mattis đă bị các nhà lập pháp liên tục chất vấn về việc liệu ông có sẵn sàng chia tay ông Trump hay không, đặc biệt là với những phát biểu tích cực của tổng thống Mỹ về Nga và Tổng thống Vladimir Putin. Ông khẳng định có, nói Nga là mối đe dọa chính với an ninh Mỹ.
Ông được Thượng viện phê chuẩn với tỷ lệ 98-1, với Thượng nghị sĩ Dân chủ Kirsten Gillibrand của New York là người duy nhất bỏ phiếu chống.
Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren đă t́m kiếm sự đảm bảo từ tướng Mattis rằng ông sẽ bảo vệ quan điểm của ḿnh một cách thẳng thắn và mạnh mẽ, cũng như đứng lên chống lại những người khác trong chính quyền khi ông không đồng t́nh, điều ông hứa sẽ làm "trong mọi vấn đề".
"Tôi rất vui khi nghe điều đó", bà Warren vừa nói vừa cười lớn. "Chúng tôi đang kỳ vọng ở ông".
Trong lá thư từ chức, ông Mattis thể hiện sự thẳng thắn đă trở thành thương hiệu của ông. Ông kêu gọi Tổng thống Trump có cách tiếp cận "cương quyết và rơ ràng" đối với các nước có lợi ích xung đột với Mỹ, bao gồm Nga và Trung Quốc - những nước "muốn định h́nh một thế giới phù hợp với mô h́nh độc đoán của họ".