Huawei- Nhà sản xuất smartphone đến từ Trung Quốc sẵn sàng chi hàng tỷ USD để chứng minh không làm gián điệp cho Trung Quốc. Họ vừa đưa ra tuyên bố sẽ chứng minh với thế giới rằng, họ không làm gián điệp cho Trung Quốc đồng thời đă chuẩn bị khoảng 2 tỷ USD (46.000 tỷ đồng) để đầu tư phát triển an ninh mạng trong ṿng 05 năm tới.
Theo tin từ hăng thông tấn Reuters, Huawei muốn nâng cấp các cơ sở pḥng thí nghiệm của ḿnh và thuê các chuyên gia bảo mật mới, v́ hăng này đang cố gắng xóa tan những mối hiềm nghi của người dùng cũng như Chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới về việc thiết bị của họ có thể sử dụng để thu thập thông tin và sau đó gửi về Chính quyền Bắc Kinh.
Các quan chức cấp cao của Huawei vẫn khẳng định, nhiều báo cáo cho rằng các thiết bị di động của họ không an toàn và có thể gây nguy hại tới an ninh quốc gia của nhiều nước là hoàn toàn không có sở cứ, v́ đến thời điểm này vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy các sản phẩm của họ không an toàn.
Bên cạnh đó, phía Huawei cũng nhấn mạnh, việc vu cho các sản phẩm của hăng này không an toàn có thể là chiêu tṛ của các đối thủ cạnh tranh và việc cạnh tranh không lành mạnh cũng không giúp các đối thủ mạnh lên được. Theo ông Ken Hu – chủ tịch luân phiên của Huawei, bất cứ mối quan tâm hay cáo buộc nào dành cho Huawei cũng phải dựa vào bằng chứng thực tế. Nếu không có bằng chứng, Huawei không chấp nhận và kịch liệt phản đối những cáo buộc đó.
Không có bằng chứng về tội phạm mạng?
Đầu tuần này, Chính phủ Đức cho biết, họ vẫn chưa t́m được bằng chứng chứng minh các thiết bị của Huawei vi phạm an toàn an ninh quốc gia. Tuy nhiên, Chính phủ nước Cộng ḥa Séc vẫn cảnh báo rằng, việc sử dụng các sản phẩm của Huawei được coi là rủi ro bảo mật và đưa ra những khuyến nghị mạnh đối với các thiết bị do công ty Trung Quốc sản xuất.
Cơ quan an ninh thông tin và mạng quốc gia Séc (NCISA) cho biết, những phát hiện của cộng đồng bảo mật về hoạt động của Huawei tại Cộng ḥa Séc và trên thế giới là hoàn toàn chính xác. Cơ quan này cũng bày tỏ lo ngại về những rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng các công cụ kỹ thuật hoặc chương tŕnh tích hợp trên sản phẩm của Huawei để cung cấp cho khách hàng của ḿnh .
Trong khi đó, Huawei vẫn tự tin cho rằng cả Nhật Bản và Pháp đều không áp dụng lệnh cấm thiết bị của công ty này, mặc dù các báo cáo truyền thông cho thấy cả hai Chính phủ nêu trên đều kiên quyết xóa sổ các sản phẩm của Huawei lưu hành trên đất nước của họ. Cụ thể, hăng Viễn thông Orange của Pháp đă loại Huawei khỏi danh sách cung cấp thiết bị cho dự án mạng 5G. Cùng với đó, Công ty Viễn thông Đức là Deutsche Telekom cũng tuyên bố đang cân nhắc về việc dừng hợp tác với Huawei. Cùng với đó, New Zealand và Australia đă ban hành lệnh cấm các công ty viễn thông tại 2 nước nhập sản phẩm Huawei cho dự án 5G. Tập đoàn BT của Anh tuần trước cũng tuyên bố họ sẽ không mua thiết bị Huawei trong kế hoạch 5G sắp tới.
Hiện tại, Mỹ vẫn đang đẩy cao áp lực lên Chính phủ các nước đồng minh, đặc biệt đồng minh ở châu Âu, thị trường nước ngoài lớn thứ 2 của Huawei, để hạn chế hoặc cấm thiết bị của Huawei. Trước những phản ứng mạnh mẽ của các nhà lập pháp và quan chức Washington về mối quan hệ giữa nước này và Trung Quốc, cũng như làn sóng kêu gọi không sử dụng thiết bị của Huawei không ngừng gia tăng, Hăng công nghệ này gần như không c̣n chỗ đứng ở thị trường Mỹ.