Úc đă chính thức công nhận Tây Jerusalem là thủ đô của Israel. Thủ tướng Australia Scott Morrison vừa chính thức ra tuyên bố công nhận Tây Jerusalem là thủ đô của Israel hôm 15/12. Vụ này lại gây nóng dư luận quốc tế.
Tuyên bố này đang gây ra dư luận trái chiều tại Australia. Sau nhiều đồn đoán th́ hôm nay (15/12), Thủ tướng Australia Scott Morrison chính thức tuyên bố công nhận Tây Jerusalem là thủ đô của Israel. Tuy nhiên, việc chuyển đại sứ quán đến Jerusalem bị tạm hoăn cho đến khi “điều kiện thực tế cho phép và sau khi quy chế cuối cùng được xác định”. Trong lúc này, Australia sẽ đặt văn pḥng Quốc pḥng và thương mại tại Jerusalem.
Ông Scott Morrison. Ảnh: Time.
Để xoa dịu sự tức giận của các nước Hồi giáo, trong đó có Palestines, Thủ tướng Morrison cũng “xác nhận cam kết công nhận giải pháp hai nhà nước và Chính quyền Australia sẽ nỗ lực để thúc đẩy người dân Palestin h́nh thành nhà nước trong tương lai với thủ đô là Đông Jerrusalem”.
Hiện nay, quyết định này đang tạo ra dư luận trái chiều trong xă hội Australia. Tác giả Colin Rubenstein, giảng viên môn Chính trị Trung Đông tại đại học Monash của Australia cho biết, việc công nhận Tây Jerusalem là thủ đô của Israel chỉ là sự công nhận thực tế khi Israel coi vùng đất này là thủ đô kể từ năm 1950.
Ông Colin Rubenstein cũng cho rằng, việc công nhận này không làm tổn hại đến quá tŕnh đám phán để t́m giải pháp cho hai nhà nước. Đối với lo ngại về sự trả thù của những người Hồi giáo cựu đoan đối với quyết định này th́ ông Colin cũng cho biết, Mỹ đă có hành động tương tự từ năm ngoái và cho đến lúc này chưa có bằng chứng nào cho thấy các lợi ích của Mỹ ở nước ngoài bị lực lượng Hồi giáo cực đoan đe dọa.
Nhữn người ủng hộ Palestines th́ lại có một cách nh́n hoàn toàn khác. Chủ tịch Mạng lưới bảo vệ Palestines tại Australia Bishop George Browing khẳng định, công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel “không phải là quyết định phục vụ lợi ích của Australia, nó làm cho quan hệ thương mại và an ninh của Australia với các đối tác trong khu vực bị ảnh hưởng”.
Nhà nghiên cứu Trung Đông Marika Sosnowski thuộc Đại học Melbounre cũng cho hay, quyết định này không giúp ích cho việc t́m giải pháp cho cuộc xung đột giữa Israel và Palestines trong khi có thể khơi dậy sự tức giận của những người Hồi giáo, làm ảnh hưởng tới quan hệ giữa Australia và các nước Hồi giáo.
Mặc dù vào lúc này c̣n là quá sớm để dự đoán về tác động của chính sách này đối với quan hệ đối ngoại của Australia song nhiều khả năng Indonesia sẽ xem xét lại việc thông qua Hiệp định thương mại tự do song phương mà hai nước kết thúc đàm phán vào tháng 8 vừa qua. Hiệp định này đă bị tŕ hoăn vào tháng 10/2018 ngay sau khi Thủ tướng Scott Morrison tuyên bố sẽ xem xét việc công nhận Tây Jerusalem là thủ đô của Israel.
Có lẽ Australia không chỉ gặp khó khăn trong quan hệ với Indonesia mà các quốc gia Hồi giáo khác cũng có thể tính toán những bước đi tương tự. Hôm 14/12, nhà đàm phán Palestines Saeb Erekat đă kêu gọi các quốc gia A rập cắt đứt quan hệ ngoại giao với Australia nếu nước này công nhận Tây Jerusalem là thủ đô của Israel. Trong khi đó, Malaysia dự đoán, công nhận Tây Jerusalem là thủ đô của Israel sẽ thúc đẩy các hoạt động khủng bố của các nhóm Hồi giáo cực đoan chống lại Australia.
Ở góc nh́n bớt bi quan hơn, tuyên bố của Thủ tướng Scott Morrion cũng đươc cho là vẫn c̣n dành lại “đường lùi” cho Australia. Đại sứ Palestines tại Australia Izzat Abdulhadi nhận định, việc tŕ hoăn chuyển Đại sứ quán đến Tây Jerusalem là nhằm tạo cho Australia cơ hội khi cần thay đổi chính sách đối ngoại trong tương lai.