Mặc dù thỏa thuận Trump - Tập "đ́nh chiến" thương mại 90 ngày, thế nhưng Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) bất ngờ lên tiếng chỉ trích Mỹ tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều này cho thấy không ít “sóng ngầm” trong thời gian 90 ngày “hưu chiến” thương mại Mỹ-Trung.
Thành bại của cuộc đàm phán thương mại Mỹ và Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng tới quan hệ song phương mà cả nền thương mại thế giới
Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc cùng các thành viên khác của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong thông cáo chung đưa ra ngày 12-12 đă chỉ trích Mỹ, đồng thời bày tỏ lo ngại sâu sắc về sự thiếu vắng kéo dài các thành viên của Cơ quan Phúc thẩm (AB) thuộc Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) của WTO. Các thành viên này của WTO đă yêu cầu Mỹ ngừng phong tỏa việc bổ nhiệm thẩm phán mới của AB.
Tháng 11 vừa qua, hơn 10 thành viên WTO gồm có Trung Quốc và EU đă đưa ra đề xuất 2 điểm quan trọng để cải tổ cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là t́m giải pháp thích hợp cho các quy định bổ nhiệm thành viên mới của AB và nâng cao tính độc lập của AB. Đề xuất này cũng là một nỗ lực chung nhằm thúc đẩy kế hoạch cải cách lớn nhất trong gần 25 năm lịch sử h́nh thành của WTO để tổ chức thương mại đa phương lớn nhất toàn cầu hoạt động hiệu quả hơn, đặc biệt là giải quyết tranh chấp thương mại giữa các thành viên vốn đang ngày càng gia tăng.
Tuy nhiên, đề xuất của Trung Quốc và EU cũng như các thành viên khác đă vấp phải chướng ngại vật chưa thể vượt qua khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ngăn chặn việc bổ nhiệm thẩm phán của AB khiến cơ quan chuyên giải quyết tranh chấp thương mại giữa các thành viên WTO này có nguy cơ sẽ phải ngừng hoạt động trong những năm tới. Hiện chỉ có 4 trong số 7 thẩm phán của AB c̣n nhiệm kỳ công tác, song Mỹ vẫn “phong tỏa” việc bổ nhiệm các thẩm phán mới.
Theo giới quan sát, việc bổ nhiệm thẩm phán AB và rộng hơn là cải tổ WTO là một trong nhiều mặt trận của cuộc đối đầu thương mại căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Một cuộc chiến thương mại khốc liệt giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới này có nguy cơ bùng phát trong trường hợp
Washington và Bắc Kinh không đạt được thỏa thuận trong thời gian 90 ngày kể từ cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh ngày 30-11 bên lề Hội nghị cấp cao G-20 ở Argentina.
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung lăm le khai hỏa ngày 1-1-2019 khi Tổng thống Donald Trump đă quyết tăng mức thuế từ 10% hiện tại lên 25% với lượng hàng hóa trị giá 200 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, “ng̣i nổ” cuộc chiến tranh thương mại này tạm được tháo ra khi hai ông Donald Trump và Tập Cận B́nh đồng ư về thời hạn đàm phán 90 ngày nhằm giảm mạnh mức thâm hụt trong buôn bán giữa Mỹ và Trung Quốc.
Theo đó, Trung Quốc phải ngay lập tức mua một lượng “rất đáng kể” hàng hóa Mỹ nhằm giảm sự mất cân bằng thương mại giữa hai nước, vốn lên tới 375 tỷ USD trong năm 2017 vừa qua. Lượng hàng hóa này, theo công bố của Washington, là sản phẩm nông nghiệp, năng lượng, công nghiệp và các sản phẩm khác từ Mỹ. Trong trường hợp đạt được thỏa thuận trong ṿng 90 ngày, chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ không nâng mức thuế từ 10% lên 25% số lượng hàng hóa trị giá 200 tỷ của Trung Quốc xuất sang Mỹ. Tuy nhiên, ngay lúc này đă có những thông tin cho biết vẫn chưa có cam kết cụ thể nào từ Trung Quốc như tuyên bố của phía Mỹ và hai bên chắc chắn phải trải qua quá tŕnh đàm phán đầy cam go, thách thức.
Thế giới đang “nín thở” dơi theo “nhất cử nhất động” liên quan tới đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc với dự báo có cả những cuộc đấu công khai cùng “sóng ngầm” đ̣n phép. Thành bại của cuộc đàm phán này không chỉ ảnh hưởng tới quan hệ song phương Mỹ-Trung mà c̣n ảnh hưởng lớn tới các diễn đàn hay tổ chức đa phương như WTO.
VietBF © sưu tầm