Với sự hỗ trợ từ phía chính phủ nhiều công ty Trung Quốc đă làm ăn gian dối với Mỹ trong nhiều năm qua. Tuy nhiên tất cả các điều này đều không thể qua mặt được Mỹ và đây đang là thời điểm để Mỹ đưa ra ánh sáng toàn bộ vụ việc. Cụ thể nhất đó chính là việc bắt giam con gái của ông chủ Huawei. Trong nhiều thập niên, chính phủ Mỹ vẫn tố cáo mạnh mẽ là giới lănh đạo quân sự Trung Quốc đă thông đồng với các công ty Trung Quốc nhằm ăn cắp sở hữu trí tuệ, do thám các công ty Hoa Kỳ, làm ăn với các đối tác trong danh sách bị Mỹ trừng phạt và tổ chức tin tặc vào các định chế và tổ chức của Mỹ.
Giờ đây Washington đă có bằng chứng đầu tiên là một trong các công ty này, công ty Huawei Technologies đă ‘lộ mặt’ sau nhiều năm làm ăn gian dối. Vụ Huawei cũng là ‘cơ hội bằng vàng’ cho Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ vào cuộc.
Bà Meng Wanzhou, con gái người sáng lập ra công ty Huawei, đă bị bắt ở Canada khi đang quá cảnh đi Mexico, là hiện thân của một ‘thảm kịch cá nhân’ lan tỏa ảnh hưởng lên b́nh diện địa chính trị, căng thẳng mậu dịch và các tố cáo lâu năm nhắm thẳng vào công ty của bà.
Nếu chỉ nói thuần túy về luật, trường hợp công ty Huawei chỉ là sự tập trung vào chuyện xem xét Iran đă thanh toán tiền nong cho Huawei, vi phạm các trừng phạt quốc tế nhắm vào Iran, thông qua một công ty thứ ba có trụ sở ở Hong Kong.
Nhưng vụ này có những ‘chấn động lan tỏa’ ra nhiều mặt. Đó là v́ Hoa Kỳ ít có cơ hội đưa ra ṭa một nhân vật Trung Quốc nào bị dính dáng vào chuyện ăn cắp tin học hay rửa tiền, nhất là một viên chức tầm cỡ như bà Meng.
Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ đă truy tố nhiều công dân Trung Quốc với một loạt cáo trạng về ăn cắp tin học và ăn cắp sở hữu trí tuệ, nhưng rất ít khi các viên chức này bị dẫn độ sang Hoa Kỳ thọ án.
Vụ công ty Huawei sắp làm thay đổi đáng kể ‘tiền kệ không nhúc nhích’ này, và lần này nếu Bộ Tư Pháp Mỹ mà thất bại th́ xem như mất hết uy tín trong và ngoài nước, trong một loạt vấn đề an ninh có liên quan đến Trung Quốc.
V́ thế có phần chắc chắn là vụ xử bà Meng sẽ kéo dài.