Vietbf.com Tăng trưởng GDP Trung Quốc tiếp tục suy yếu. Qúy 3 năm 2018, GDP của Trung Quốc chỉ tăng 6,5%. Như vậy sau quư 1-2 tăng 6,8%, tăng trưởng GDP của Trung Quốc đă giảm xuống thấp nhất trong hàng chục năm qua kế từ thời mở cửa kinh tế.
Tại tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc, vốn được coi là “thủ phủ lốp xe" của quốc gia này, nhưng theo một cựu quản lư của Tập đoàn Yongtai Group, các nhà máy ở đây hầu như đă đóng cửa và không có công nhân làm việc. Yongtai Group vốn được biết đến là một nhà sản xuất lốp xe hàng đầu ở Trung Quốc với 5.000 công nhân. Thế nhưng, quá khứ huy hoàng này đă vụt tắt khi tập đoàn này vừa tuyên bố phá sản vào tháng 8 vừa qua.
Trung Quốc phải đối mặt với nhiều rắc rối lớn như quy mô tín dụng lớn, đồng nội tệ mất giá, bong bóng bất động sản.... Xuất khẩu của nước này vẫn tăng mạnh bất chấp việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế quan lên hàng Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này có thể sẽ thay đổi khi mức thuế sẽ tăng lên 25% như ông Trump đe dọa. Điều này sẽ nối dài những khó khăn đối với kinh tế Trung Quốc.
Nhiều năm sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng nhờ nợ. "Tăng trưởng của Trung Quốc phụ thuộc lớn vào tín dụng", Gerard Burg, nhà kinh tế học cấp cao của Ngân hàng National Australia Bank nhận định. Tổng dư nợ trong hệ thống tài chính nước này đang lớn gấp nhiều lần quy mô nền kinh tế.
Một phần tín dụng được dùng để xây dựng cầu, đường và cơ sở hạ tầng khác. Tuy nhiên, phần lớn được rót vào những thành phần kém năng suất của nền kinh tế như các doanh nghiệp nhà nước cồng kềnh, kém hiệu quả. Trong khi đó, khu vực kinh tế tư nhân không được hưởng lợi nhiều.
Tuần trước, Chính phủ Trung Quốc đă ra chỉ đạo về giảm nợ. Tuy nhiên, những chỉ đạo tương tự trước đây đă bị phớt lờ và tăng trưởng tín dụng chóng mặt đă dẫn tới giá bất động sản tăng vọt tại những thành phố lớn nhất Trung Quốc.
Theo giới phân tích, hoạt động xây dựng bùng nổ và vay nợ tăng mạnh đă bù đắp cho sự sụt giảm của xuất khẩu Trung Quốc trong quư 3. Mặc dù vậy, đầu tư của khu vực tư nhân giảm sút, mức nợ tăng và nguy cơ điều chỉnh giảm của thị trường địa ốc đang khiến nền kinh tế lớn thứ nh́ thế giới phụ thuộc nhiều hơn vào chi tiêu Chính phủ và khiến giới đầu tư toàn cầu e dè.
Thị trường bất động sản đang "xuất hiện những vết nứt", Aidan Yao, nhà kinh tế thị trường mới nổi tại AXA Investment Managers, nhận định. Ông đưa ra vài ví dụ về việc một số nhà phát triển bất động sản giảm giá khi đối mặt với nguy cơ giảm cầu. "Chỉ là vấn đề thời gian trước khi thị trường hạ nhiệt", Yao nói.
Thị trường bất động sản là một trong số ít điểm sáng của Trung Quốc trong năm nay nhưng sẽ trở thành gánh nặng nếu rơi vào đà sụt giảm, theo các nhà phân tích của hăng nghiên cứu Fitch Solutions. "Điều này sẽ tăng thêm một tầng áp lực nữa", các nhà phân tích của hăng viết trong báo cáo gửi khách hàng vào tháng trước.
Thống kê của các tổ chức tài chính đều cho thấy sự suy thoái kinh tế đang hiện hữu ở Trung Quốc. Xuất khẩu của Indonesia sang Trung Quốc đă giảm 8,6%. Bên cạnh đó, xuất khẩu ô tô và linh kiện điện tử của Trung Quốc cũng đă ghi nhận sự giảm mạnh trong năm nay.
Chưa hết, rất nhiều các công ty, tập đoàn lớn đang do dự khi đầu tư vốn vào Trung Quốc trong bối cảnh chiến tranh thương mại đang leo thang. Một cuộc khảo sát thành viên của Hội đồng kinh doanh Mỹ - Trung Quốc cho thấy 73% các công ty Mỹ ở đại lục cho biết công việc kinh doanh của họ bị ảnh hưởng bởi những căng thẳng thương mại giữa hai nước.
Các nhà đầu tư chứng khoán Trung Quốc đại lục đang bị đè nặng bởi nỗi lo tăng trưởng kinh tế suy giảm trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa nước này với Mỹ tiếp tục leo thang. Từ tháng 1 đến nay, chứng khoán Trung Quốc đă "bốc hơi" ít nhất 3 ngh́n tỷ USD giá trị vốn hóa. CSI 300 mất 21%, Hang Seng mất 10% so với năm ngoái.
Những lư do thôi thúc nhà đầu tư tháo chạy ra khỏi thị trường Trung Quốc ngày càng chồng chất trong năm 2018, khởi đầu là quá tŕnh siết chặt thanh khoản từ chiến dịch giảm bớt đ̣n bẩy của Trung Quốc – điều này đă dẫn tới số lượng vụ vỡ nợ trái phiếu tăng lên mức kỷ lục và gây tổn thương tới tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, cuộc chiến thương mại ngày càng leo thang, đà tăng của lăi suất và đồng USD mạnh đang tác động tiêu cực tới các tài sản ở thị trường mới nổi. Chưa hết, hàng tỷ USD cổ phiếu được sử dụng làm vật thế chấp vay nợ đang gặp nguy cơ bị bán giải chấp (margin call), và từ đó, làm thị trường vốn đă giảm nay càng giảm sâu hơn.
Vụ bắt giữ CFO Huawei nhấn ch́m cổ phiếu Trung Quốc
Việc Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc tài chính của tập đoàn viễn thông Huawei (Trung Quốc) mới bị bắt giữ đang làm dấy lên nỗi quan ngại về thỏa thuận "đ́nh chiến" thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, qua đó tác động tới thị trường chứng khoán châu Á. Mặc dù áp lực bán tháo đă dịu bớt trong ngày thứ Tư (05/12) sau khi Trung Quốc cam kết nhanh chóng triển khai thỏa thuận thương mại với Mỹ, nhưng nhà đầu tư vẫn c̣n hoài nghi liệu có bước đột phá thật sự nào hay không. Vào thời điểm Mỹ đẩy mạnh chiến dịch điều tra Huawei, chỉ số Shanghai Composite tụt dốc, trong đó nhóm cổ phiếu công nghệ bị tác động vô cùng nặng nề.
Chỉ số Hang Seng China Enterprises Index ghi nhận chuỗi giảm 2 ngày 6-7/12/2018 mạnh nhất kể từ ngày 09/02/2018 với tổng mức lao dốc 4%. Trong khi đó, chỉ số Hang Seng lao dốc 2.5%, trong đó AAC Technologies Holdings Inc. và nhà cung ứng thiết bị cho Huawei, Sunny Optical Technology Group Co., rớt hơn 4.5%. Cổ phiếu ZTE giảm ít nhất 5% ở cả Hồng Kông và Thâm Quyến.
Nguồn: Tổng Hợp