Vụ Canada bắt giữ bà Mạnh Văn Châu gây chấn động thế giới. Vậy tại sao châu Âu vẫn im lặng? Quá ngạc nhiên, đằng sau sự im lặng này là ǵ vậy?
Châu Âu từng bày tỏ nỗi lo về Huawei có liên hệ với t́nh báo Trung Quốc song chưa lên tiếng về vụ Canada bắt giữ bà Mạnh Văn Châu.
Trung Quốc vừa mới ra các tuyên bố mạnh mẽ nhằm vào Canada, gọi vụ bắt giữ Phó Chủ tịch Tập đoàn Huawei Mạnh Văn Châu là "bẩn thỉu" và kêu gọi Canada thả người ngay lập tức.
Bà Mạnh Văn Châu đă hầu ṭa tại Canada hôm 7/12.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành ngày 8/12 triệu đại sứ Canada tại nước này John McCallum tới để trao công hàm phản đối vụ bắt giữ bà Mạnh.
"Việc Canada bắt giữ bà Mạnh Văn Chu theo đề nghị của Mỹ trong khi bà Mạnh thay đổi chuyến bay tại Vancouver là một sự vi phạm nghiêm trọng quyền lợi hợp pháp của bà này. Đây về bản chất là hành động "bẩn thỉu".
Trung Quốc mạnh mẽ kêu gọi Canada trả tự do ngay lập tức và bảo vệ quyền hợp pháp cho người bị bắt, nếu không nước này sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về những hậu quả nghiêm trọng" - tuyên bố nêu rơ.
Phía Nga đă lập tức gọi hành động của Mỹ khi đề nghị Canada dẫn độ bà Mạnh về Mỹ là hành động theo kiểu "nước lớn" và lên án vụ bắt giữ.
Tuy nhiên, châu Âu chưa hề có tuyên bố chung hay riêng biệt nào về vụ việc.
Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EU) Andrus Ansip hôm 7/12 đă lên tiếng cảnh báo về các mối nguy cơ đến từ Tập đoàn Công nghệ hàng đầu Trung Quốc, đặc biệt, đứng sau Tập đoàn khổng lồ này lại là một cựu quân nhân.
"Liệu chúng ta có nên lo ngại về Huawei và các công ty khác của Trung Quốc hay không. Tôi nghĩ là nên bởi Bắc Kinh đă đặt ra quy định rằng các tập đoàn công nghệ và nhà sản xuất phải hợp tác với cơ quan t́nh báo nước này. Tôi nói đang nói đến những 'cửa hậu' trong những phần mềm của các công ty đó" - ông Andrus Ansip nói.
"Việc các công ty phải để cơ quan t́nh báo tiếp cận hệ thống của ḿnh không phải là dấu hiệu tốt. Là những người b́nh thường, tất nhiên chúng ta phải lo sợ" - vị Phó Chủ tịch châu Âu nhấn mạnh.
Dẫu vậy, ông Ansip cũng như các quan chức châu Âu khác cho đến nay chưa đưa ra một tuyên bố nào đề cập trực tiếp đến vụ Mỹ bắt giữ Phó Chủ tịch Huawei.
Phiên ṭa xử bà Mạnh Văn Châu đă diễn ra vào hôm 7/12. Ṭa án tối cao British Columbia, Canada cho biết, bà Mạnh bị cáo buộc âm mưu lừa đảo các tổ chức tài chính.
Bà được cho là đă cung cấp thông tin không chính xác cho một ngân hàng nổi tiếng của Anh rằng Huawei tuân thủ theo mọi lệnh trừng phạt của Mỹ chống lại Iran, trong khi trên thực tế họ lại lách luật.
Theo thông tin từ ṭa án Canada, xuất phát từ một nguồn tin năm 2013 của Reuters rằng Huawei đă dùng công ty Skycom Tech có trụ sở ở Hong Kong để thực hiện các phi vụ làm ăn với Iran bất chấp lệnh cấm của Mỹ và Liên minh châu Âu.
Mỹ đă mở một cuộc điều tra Huawei. Hăng viễn thông Trung Quốc ban đầu phủ nhận vi phạm bất cứ lệnh trừng phạt nào.
Ngoài ra, các cơ quan t́nh báo Mỹ cũng cáo buộc Huawei có mối liên hệ với các cơ quan chính phủ Trung Quốc và các thiết bị của họ có thể làm công cụ gián điệp của chính phủ Trung Quốc.
Điểm lạ ở Huawei
Một điểm đáng chú ư khác là Tập đoàn Huawei không hề có kế hoạch chào bán chứng khoán lần đầu tiên ra công chúng (IPO).
Ông chủ Tập đoàn này - Nhậm Chính Phi - cho biết, mục đích của IPO là để huy động vốn nhưng hiện tại Huawei không thiếu ḍng tiền đầu tư và muốn giữ vững cơ cấu gắn kết giữa công ty và nhân viên.
Ông Nhậm Chính Phi chỉ nắm giữ 1,4% cổ phần và số c̣n lại đều nằm hết trong tay của 82.471 nhân viên đang làm việc tại tập đoàn. Đồng thời để tránh cổ phần công ty lọt vào tay người ngoài, Huawei quy định, nhân viên không làm việc cho tập đoàn nữa phải bán lại toàn bộ cổ phần cho công đoàn công ty.
Ông Nhậm Chính Phi, ông chủ Tập đoàn Huawei.
Hiện bà Meng đang đối diện với nguy cơ bị dẫn độ sang Mỹ và đối mặt với hàng loạt cáo buộc và có thể đối mặt với bản án 30 năm tù.
Bà Mạnh Văn Châu là con gái của người sáng lập ra gă khổng lồ viễn thông Huawei - ông Nhậm Chính Phi (bà mang họ mẹ và ông Nhậm Chính Phi thuở ban đầu ở rể nhà họ Mạnh, theo Epoch Times).
Ông Nhậm vốn là kỹ sư dân sự trong lực lượng Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) trong nhiều thập kỷ đến khi nghỉ năm 1983 để xây dựng doanh nghiệp viễn thông riêng.
Chính bởi xuất thân này nên nhiều quốc gia trong đó có châu Âu đặt mối lo ngại về tầm ảnh hưởng quá lớn của Tập đoàn Huawei.
Huawei biến động, thị trường Mỹ chao đảo
Sau khi Sếp Huawei bị bắt giữ tại Canada, t́nh h́nh tài chính của các công ty công nghệ Mỹ và trên toàn cầu bị ảnh hưởng không nhỏ.
Chuyên gia tài chính Jim Cramer, người dẫn dắt chương tŕnh Mad Money nổi tiếng cho biết, các công ty công nghệ Mỹ có hoạt động kinh doanh với Trung Quốc như Apple, Micron, Intel hay Skyworks lao dốc nghiêm trọng, giá trị công ty bị sụt giảm từng ngày.
Giá cổ phiếu của các công ty Hoa Kỳ đă mất điểm nghiêm trọng tại phiên giao dịch ngày thứ Năm vừa qua sau khi Canada phát đi thông tin về vụ bắt giữ bà Mạnh.
Chỉ số b́nh quân công nghiệp Dow Jones (Dow Jones Industrial Average) đă giảm 1.500 điểm và có dấu hiệu hồi phục vào phiên cuối ngày. Những công ty có liên hệ chặt chẽ với Trung Quốc như Apple hay Boeing cũng chứng kiến những cú sụt giảm nghiêm trọng.
Mối lo ngại về đảo ngược đường cao lăi suất khiến cổ phiếu các ngân hàng phải trả giá.