Việc Mỹ điều tuần dương hạm tới gần Hoàng Sa khẳng định quyền tự do hàng hải khiến Trung Quốc rất tức tối. Bắc Kinh yêu cầu Mỹ tăng cường quản lư tàu và máy bay đi qua vùng biển này.
Tàu tuần dương USS Chancellorsville thăm cảng Hong Kong ngày 21/11. Ảnh: AFP.
Mỹ thông báo tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Chancellorsville hôm 26/11 di chuyển gần quần đảo Hoàng Sa "để thách thức yêu sách chủ quyền trên biển quá mức, cũng như duy tŕ quyền tiếp cận các vùng biển theo luật pháp quốc tế".
Trung Quốc đă triển khai máy bay và tàu chiến để cảnh báo tàu Mỹ rời khỏi khu vực. Li Huamin, phát ngôn viên Chiến khu nam của quân đội Trung Quốc nói rằng Mỹ "cần tăng cường quản lư các tàu và máy bay" đi qua điều mà họ gọi là "lănh thổ Trung Quốc" để ngăn chặn các sự kiện bất ngờ.
Trung Quốc cũng gửi công hàm phản đối cho Mỹ, kêu gọi Mỹ "ngay lập tức chấm dứt những hành động khiêu khích vi phạm chủ quyền của Trung Quốc".
Hải quân Mỹ thường xuyên thực hiện nhiệm vụ tuần tra tự do hàng hải ở tất cả các vùng biển trên thế giới. Tuy nhiên, Trung Quốc dường như rất nhạy cảm với những nhiệm vụ tại Biển Đông bởi tàu, máy bay Mỹ thường hoạt động quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp và quân sự hóa trái phép.
Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1974, sau đó thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa", đặt trụ sở trên đảo Phú Lâm từ tháng 7/2012. Việt Nam khẳng định có chủ quyền không thể tranh căi với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời tôn trọng hoạt động tự do hàng hải và hoan nghênh các hành động đóng góp cho ḥa b́nh, an ninh khu vực của các quốc gia trên Biển Đông.
Quan hệ Mỹ - Trung thời gian qua căng thẳng v́ hàng loạt vấn đề như cuộc chiến thương mại, vấn đề Biển Đông và Đài Loan. Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh dự kiến sẽ gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina để đàm phán về chiến tranh thương mại.
VietBF © sưu tầm