Trong khi Mỹ tái áp lệnh trừng phạt lên Iran th́ châu Âu lại gia tăng trao đổi thương mại với Iran theo cơ chế đặc biệt khiến Mỹ phải ngậm đắng.
Lănh đạo ngoại giao châu Âu Federica Mogherini (áo đỏ) và ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif, tại Vienna, ngày 6/7/2018.
Trang mạng Eghtesadonline của Iran dẫn số liệu cho thấy, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Iran với các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) trong giai đoạn từ tháng 1-9/2018 tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước, đạt khoảng 13,89 tỷ euro (16,89 tỷ USD).
5 thành viên EU có trao đổi thương mại lớn nhất với Iran bao gồm Italy, Tây Ban Nha, Đức, Pháp và Hy Lạp, và có kim ngạch thương mại song phương lần lượt là 3,78 tỷ euro, 2,31 tỷ euro, 2,28 tỷ euro, 2,25 tỷ euro và 1,11 tỷ euro.
Dẫu vậy, trao đổi thương mại giữa Iran với nhiều nước thành viên EU khác chứng kiến sự sụt giảm, gồm có Cyprus, Malta, Bồ Đào Nha, Bulgaria và Ireland.
Lượng hàng hóa từ Iran xuất sang các nước thành viên EU trong 9 tháng đầu năm 2018 đạt trị giá 8, tỷ euro, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Iran bao gồm nhiên liệu hóa thạch, dầu mỏ và các sản phẩm chưng cất và sáp khoáng, quặng sắt và thép, các loại trái cây và hạt...
Cán cân thương mại nghiêng về Iran khi nước này giảm nhập khẩu từ EU, giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
EU đang làm việc với Iran thông qua một kênh trao đổi thương mại đặc biệt, được gọi là Công ty Phục vụ mục đích đặc biệt (Special Purpose Vehicle - SPV) để thực hiện các giao dịch với Iran trong bối cảnh Mỹ tái khởi động các biện pháp trừng phạt.
Trả lời báo chí ngày 12/11, Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Sigal Mandelker cho biết chính phủ nước này không quá quan tâm đến ư tưởng SPV.
Bà Mandelker cho biết, Mỹ và châu Âu có thể xây dựng các cơ chế bổ sung để cùng làm việc với nhau. Bà cũng hy vọng Mỹ và EU có thể cùng hành động và đưa ra lệnh trừng phạt chung chống Iran.
Thứ trưởng Mandelker cũng cho biết Hiệp hội Viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế (SWIFT) - tổ chức phụ trách phần lớn các khoản thanh toán xuyên biên giới trên toàn cầu - đă chấm dứt hoạt động với Ngân hàng Trung ương Iran và các tổ chức tài chính khác của nước này. Bà cho đây là một quyết định “đúng đắn” của SWIFT. Chính điều này đă khiến EU và Iran thiết lập cơ chế SPV.
Bên cạnh đó, bà Mandelker khẳng định Chính phủ Mỹ sẽ thực thi nghiêm chỉnh các lệnh trừng phạt Iran và đó là một thông điệp mà Washington muốn gửi đến châu Âu và lĩnh vực tư nhân. Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ cũng nói rằng bất cứ ai không tuân thủ lệnh trừng phạt này th́ Washington sẽ có những động thái đối phó.
Trong khi đó, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton lại đánh giá rằng, cơ chế thanh toán đặc biệt của EU theo h́nh thức hàng đổi hàng nhằm duy tŕ việc làm ăn với Iran, bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ không thể phát huy hiệu quả.
Kể từ sau khi Mỹ tuyên bố rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran, hàng loạt các doanh nghiệp lớn của EU đă tuyên bố rút lui khỏi thị trường này.
Dù có cơ chế hàng hóa châu Âu đổi hàng với hàng hóa Iran, việc bị trừng phạt và cắt đứt quan hệ làm ăn với Washington sẽ khiến các doanh nghiệp châu Âu không dám nối lại làm ăn với Iran, ngay cả khi cơ chế đổi hàng hóa châu Âu lấy dầu Iran nhưng không dùng tiền mặt được áp dụng.
Mỹ đă loại trừ châu Âu khỏi danh sách được miễn trừ trừng phạt Iran, được tiếp tục nhập khẩu dầu từ Iran. Động thái này cho thấy quan hệ Mỹ và Iran đă gia tăng căng thẳng, đặc biệt là việc Tổng thống Mỹ đột ngột rút khỏi thỏa thuận hạt nhân 2015 dù Iran vẫn tuân thủ đúng.
Therealrtz © VietBF