Trong khi đặc phái viên của Hoa Kỳ cáo buộc Bắc Kinh sử dụng WTO để theo đuổi các chính sách "phi thị trường" th́ giới chức Trung Quốc lại nói rằng chính Mỹ mới là bên vi phạm những quy định của tổ chức này.
Một cuộc họp của các thành viên WTO tại trụ sở của tổ chức này ở Geneva, Thụy Sĩ.
Phạm luật hay không phạm luật?
Theo một quan chức thương mại ở Geneva (Thụy Sỹ), Hoa Kỳ và các đối thủ đề cập tới chính sách thuế đối với mặt hàng thép và nhôm của Tổng thống Donald Trump ngày 21-11 đều khẳng định mong muốn khởi kiện lên WTO, kích hoạt thủ tục phân xử tranh chấp của tổ chức này.
Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Canada, Mexico, Na Uy và Nga đều tuyên bố rằng các nước này sẽ leo thang tranh chấp của ḿnh bằng cách bắt đầu các thủ tục phân xử tranh chấp, trong khi Mỹ khẳng định mong muốn WTO thành lập ban hội thẩm để phân xử tranh chấp của nước này với Canada, Trung Quốc, EU. Những yêu cầu tương tự của Thổ Nhĩ Kỳ đối với Hoa Kỳ và của Hoa Kỳ đối với Mexico cũng được đệ tŕnh lên WTO vào tối ngày 21-11 vừa qua. WTO cũng nhất trí với yêu cầu của Mỹ về việc thành lập một ban hội thẩm để phân xử việc Hoa Kỳ khiếu kiện Trung Quốc về vấn đề sở hữu trí tuệ.
Trung Quốc đă cáo buộc Hoa Kỳ "đạo đức giả" và đưa ra những tuyên bố sai lệch trong một phiên họp về giải quyết tranh chấp của WTO, sau khi Washington quyết định kiện Bắc Kinh liên quan đến vấn đề đánh thuế thép và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Phát biểu tại phiên họp trên, đại diện phía Trung Quốc nhấn mạnh: “Những tuyên bố của Hoa Kỳ mang đầy mùi đạo đức giả”. Theo đại diện Trung Quốc, đơn kiện của Mỹ thiếu sự tin cậy khi Washington đă tŕ hoăn việc thực hiện một phán quyết của WTO liên quan đến những chính sách về quyền sở hữu trí tuệ cách đây 14 năm.
Theo trang Straitstimes.com, tại phiên họp trên của WTO, nơi một loạt các tranh chấp pháp lư về các chính sách thương mại của chính quyền Trump bước vào giai đoạn phán xử, Đại sứ Hoa Kỳ Dennis Shea nói rằng, Trung Quốc đă sử dụng WTO để thúc đẩy những chính sách "phi thị trường", vốn đă làm méo mó (đảo lộn) thị trường thế giới và dẫn đến năng lực sản xuất dư thừa, nhất là mặt hàng thép và nhôm.
Đáp lại, quan chức Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh không muốn tham gia vào tṛ chơi "đổ tội" và cho rằng Hoa Kỳ đă không thể chứng minh cho những cáo buộc "vô căn cứ" về kinh tế Trung Quốc mà Washington dùng để che giấu cho những vi phạm của ḿnh đối với những quy định của WTO.
Theo Đại sứ Shea, WTO có thể bỏ qua vụ kiện Trung Quốc đưa ra cùng với những vụ kiện của EU, Canada, Mexico, Na Uy, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ bởi những quy tắc của WTO cho phép có ngoại lệ trong những trường hợp được cho là có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Phía Hoa Kỳ cũng bắt đầu quy tŕnh tố tụng của họ để kiện những biện pháp đánh thuế trả đũa của Canada, Mexico, Trung Quốc và EU. Những nước này cho rằng, thuế kim loại của chính quyền Trump là biện pháp bảo hộ rơ ràng của Mỹ.
Vẫn nóng chuyện Hoa Kỳ - Trung Quốc
Liên quan đến vấn đề này, một trong những cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Trump vừa đưa ra đề nghị có thể “trục xuất Trung Quốc” ra khỏi WTO. Trả lời phỏng vấngiới truyền thông, ông Kevin Hassett, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Tổng thống Hoa Kỳ nói, Trung Quốc “đă thiếu cư xử” với tư cách của một thành viên của WTO.
Ông Hassett cũng cho rằng, chiến lược cứng rắn của ông Donald Trump về thương mại quốc tế đang đạt hiệu quả. C̣n đối với WTO, cách tiếp cận của chính quyền Trump bị nhiều thành viên khác cho là "gây rối" bởi đă gây ra một thách thức lớn đối với WTO trong việc giải quyết các tranh chấp giữa các nước thành viên về cáo buộc vi phạm các quy tắc của WTO.
Cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc đang lên đỉnh điểm.
Tiến sĩ Hassett cho biết WTO đă đóng một vai tṛ lịch sử rất quan trọng trong việc giúp hiện đại hóa thế giới, nhưng đồng thời cũng đă khiến Mỹ thất vọng ở nhiều mặt. Ông nói, Hoa Kỳ thường thắng các vụ việc mà Washington tŕnh lên WTO, nhưng “phải mất 5 hoặc 6 năm sau mới được giải quyết và khi đó th́ thiệt hại đă xảy ra”.
Do đó, WTO cần phải cải thiện việc đối phó với những nước không tuân thủ các quy tắc và sẵn sàng nhận thua tại WTO v́ h́nh phạt quá nhẹ. “Chúng tôi chưa bao giờ h́nh dung được rằng, có một quốc gia gia nhập WTO mà hành xử như cái cách mà Trung Quốc đang làm. Một thành viên WTO cư xử sai phạm quá nhiều như thế này khá là mới”, Kevin Hassett nói.
Ông Hassett đưa ra 3 giải pháp để giải quyết t́nh trạng trên là: thông qua đàm phán song phương, cải cách WTO hay thậm chí loại Trung Quốc ra khỏi WTO. Lựa chọn cuối cùng được cho là lựa chọn "ít được mong muốn nhất", bất đắc dĩ nhất của Tiến sĩ Hassett và ông nêu đề nghị này dưới dạng một câu hỏi rằng: “Chúng ta có nên theo đuổi việc trục xuất Trung Quốc khỏi WTO?”.
Điều này có thể không xảy ra, nhưng lại là vấn đề gây ngạc nhiên khi do chính một nhân vật cao cấp trong chính quyền Hoa Kỳ đề xuất. Nhưng ngược lại, điều này cũng chứng tỏ nó hoàn toàn tuân theo chính sách cách tiếp cận kinh tế đối ngoại rất quyết đoán của chính quyền Trump - có phần đối đầu hơn những người tiền nhiệm.
Tiến sĩ Hassett cũng nói thêm rằng, mức thuế quan mới đánh lên hàng hóa của Trung Quốc đă được "thiết kế" để gây ra thiệt hại tối thiểu cho Hoa Kỳ nhưng gây áp lực tối đa đối với Trung Quốc. Ông cho rằng chính sách thuế quan này đang rất hiệu quả và buộc Trung Quốc phải ngồi vào bàn đàm phán. Ông rất hy vọng Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh sẽ có các cuộc đàm phán hiệu quả khi gặp nhau bên lề Hội nghị thượng đỉnh các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) diễn ra tại Argentina sắp tới.
VietBF © sưu tập