Văn pḥng Kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO) công bố hồi đầu tuần này: "Hải quân Mỹ đă chi hơn 1,5 tỷ USD trong giai đoạn 2008-2018 để phục vụ những tàu ngầm hạt nhân tấn công không thể tác chiến. Dù các nhà máy đă hoạt động quá công suất thiết kế nhiều năm qua, sự chậm trễ ngày càng kéo dài và các tàu ngầm phải đắp chiếu lâu hơn".
USS Boise chờ được bảo dưỡng hồi giữa năm nay. Ảnh: US Navy.
Một trong các tàu đang phải nằm chờ dài hạn là USS Boise, tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles. Nó dự kiến được đại tu và chỉnh sửa từ năm 2013, nhưng sự quá tải khiến nhà máy của hải quân Mỹ không thể bắt đầu quá tŕnh sửa chữa. Tới năm 2016, hải quân Mỹ tuyên bố USS Boise không đủ điều kiện vận hành và nó mới được bảo dưỡng từ giữa năm nay.
Báo cáo được GAO công bố sau khi kiểm tra các đơn vị tàu ngầm, phân tích mức độ sẵn sàng chiến đấu trong 10 năm qua. Dữ liệu về hoạt động tác chiến, chi phí vận hành và hiệu quả bảo dưỡng cũng được nghiên cứu. Tuy nhiên, GAO không tiết lộ một số chi tiết trong báo cáo, như tỷ lệ tàu ngầm bị tháo phụ tùng để lắp cho những chiếc c̣n lại.
Thượng nghị sĩ Joe Courtney, thành viên Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ, gọi báo cáo này là "đánh giá nghiêm túc về những thách thức với lực lượng tàu ngầm Mỹ", đồng thời yêu cầu hải quân nước này tận dụng các nhà máy tư nhân để sửa chữa những chiến hạm c̣n đang đắp chiếu.
Tàu ngầm USS Helena được sửa chữa hồi năm 2015. Ảnh: US Navy.
GAO và Lầu Năm Góc đặc biệt lo ngại về khả năng sẵn sàng chiến đấu của những tàu ngầm tấn công nhanh như USS Boise v́ chúng được coi là xương sống của hải quân Mỹ. Tàu ngầm lớp Los Angeles được giới chiến lược gia Mỹ đánh giá cao nhờ độ linh hoạt, có thể làm nền tảng trinh sát và thu thập tin tức t́nh báo, đồng thời là mũi tấn công hiệu quả trong các xung đột quân sự.
Đánh giá Cấu trúc Lực lượng (FSA) được Bộ Quốc pḥng Mỹ công bố năm 2012 đề xuất biên chế 48 tàu ngầm tấn công nhanh, trong khi bản FSA năm 2016 yêu cầu tới 66 chiếc.
VietBF © sưu tầm