Đảng Dân chủ đang lâm vào t́nh trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Hiện đảng này đang thiếu nghiêm trọng các lănh đạo trẻ có khả năng ngồi vào các vị trí quan trọng trong Quốc hội.
Bà Nancy Pelosi dù 78 tuổi vẫn là ứng viên tiềm năng nhất cho ghế chủ tịch Hạ viện khi đảng Dân chủ chưa có người tầm cỡ tương đương thay thế. Ảnh: AP
Ngày 28-11 tới, các nghị sĩ Dân chủ sẽ bỏ phiếu bầu dàn lănh đạo đảng cũng như chọn đề cử cho vị trí chủ tịch Hạ viện nhiệm kỳ 2019-2020. Vị trí chủ tịch Hạ viện sẽ được các nghị sĩ Dân chủ lẫn Cộng ḥa bỏ phiếu chọn vào ngày 3-1-2019.
Phản đối người cũ nhưng không có người mới
Dù đă ở tuổi 78 nhưng bà Nancy Pelosi, hiện lănh đạo phe thiểu số Dân chủ tại Hạ viện (c̣n do đảng Cộng ḥa kiểm soát đến hết năm 2018), vẫn được xem là ứng viên tiềm năng nhất. Bà Pelosi đă có 15 năm dẫn đầu phe Dân chủ ở Hạ viện, là nữ chủ tịch Hạ viện đầu tiên trong lịch sử Mỹ (2007-2011). Tuy nhiên, đang có luồng ư kiến từ lớp nghị sĩ Dân chủ trẻ rằng cần phải có một thế hệ lănh đạo mới trẻ trung hơn. Ngày 19-11, nhóm 16 nghị sĩ Dân chủ trẻ công bố một bức thư cam kết sẽ không bỏ phiếu cho bà Pelosi trong phiên bầu chủ tịch Hạ viện, lư do “đă đến lúc cần phải có dàn lănh đạo mới”. Đến thời điểm này bức thư đă thu thập được 17 chữ kư và nhóm nghị sĩ hy vọng sẽ c̣n thuyết phục được thêm.
Điều đáng nói là dù phản đối bà Pelosi nhưng nhóm 16 nghị sĩ trẻ vẫn chưa giới thiệu được nhân vật nào thay thế. Theo nhận định của Reuters, người duy nhất có khả năng cạnh tranh với bà Pelosi là nữ nghị sĩ Marcia Fudge. Nhưng bà Fudge lại không tham gia cùng nhóm 16 nghị sĩ và cho biết vẫn chưa quyết định có chạy đua vào ghế chủ tịch Hạ viện hay không.
Nghị sĩ Hakeem Jeffries, một ngôi sao đang nổi của đảng Dân chủ, cũng là một mục tiêu đồn đoán có khả năng thách thức bà Pelosi. Tuy nhiên, ông Jeffries không chọn đối đầu bà Pelosi và theo ông, sở dĩ không ai ra mặt đơn giản v́ biết không thể đánh bại bà Pelosi. Đồng t́nh điều này, nghị sĩ Gerald E. Connolly cho rằng sở dĩ chưa có ai xuất hiện cạnh tranh với bà Pelosi v́ biết khả năng thắng rất thấp, cả lo ngại hậu quả khó khăn sau này nếu lỡ đối đầu với bà Pelosi và thua. Quyền kiểm soát của bà Pelosi rất lớn trong đảng Dân chủ, từ bổ nhiệm các ủy ban cho tới chuyện lương bổng, trụ sở và cả nhiều cơ hội khác. Nghị sĩ John Yarmuth thừa nhận có sự ngần ngại này, dù có nói “chưa bao giờ thấy bà Pelosi trả miếng bất cứ ai”.
Nghị sĩ Kathleen Rice, một trong 17 nghị sĩ kư vào thư cam kết sẽ không bỏ phiếu cho bà Pelosi, nhận định sẽ chưa có nhân vật nào đứng ra đến chừng nào t́nh h́nh cho thấy rơ ràng bà Pelosi không thể kiếm đủ 218 phiếu bầu để ngồi vào ghế chủ tịch Hạ viện trong ngày bỏ phiếu 3-1-2019.
Khủng hoảng già hóa
Dù lư do là ǵ th́ thực tế không có nhân vật nào đứng ra thách thức bà Pelosi cũng khiến nhiều thành viên Dân chủ lo ngại. Nữ nghị sĩ Abigail Spanberger mới được bầu trong đợt bầu cử giữa kỳ từng tuyên bố sẽ không ủng hộ bà Pelosi và “muốn bỏ phiếu cho một người sẽ đại diện cho một thông điệp thay đổi mới”. Tuy nhiên, bà thừa nhận “một giọng nói mới mẻ và có năng lực” là điều rất khó t́m trong nội bộ đảng Dân chủ hiện nay và chuyện không người nào đứng ra thách thức bà Pelosi cho thấy đảng Dân chủ đang có “vấn đề”.
Chủ tịch Hạ viện là một trong những vị trí quyền lực hàng đầu trong hệ thống chính trị Mỹ, có quyền thiết lập lịch họp Hạ viện và là người thứ hai (sau phó tổng thống) có thể thay thế tổng thống trong trường hợp tổng thống qua đời, bị mất năng lực hay bị phế truất.
Diễn biến này làm nổi lên một thực tế là đảng Dân chủ đang thiếu nghiêm trọng các lănh đạo trẻ có khả năng ngồi vào các vị trí quan trọng trong Quốc hội. Nói cách khác, đảng Dân chủ đang đối mặt với khủng hoảng già hóa. Ngoài bà Pelosi, trong dàn lănh đạo đảng Dân chủ hơn một thập niên qua c̣n có hai nghị sĩ lăo thành là nghị sĩ Steny H. Hoyer, 79 tuổi và nghị sĩ James E. Clyburn, 78 tuổi.
New York Times nhận định bên cạnh chuyện tuổi tác, thế hệ, cần nh́n ra một điều quan trọng nữa là song song chuyện có một lượng nghị sĩ Dân chủ trẻ được bầu vào Hạ viện, sự tranh luận về các giá trị cốt lơi trong nội bộ đảng càng nhiều. Và dĩ nhiên không thể thiếu tranh luận về nhân vật nào sẽ đứng đầu ảnh hưởng trong đảng.
Theo ông Norman J. Ornstein, học giả về Quốc hội Mỹ tại Viện Kinh doanh Mỹ, đấu đá nội bộ đảng Dân chủ quanh vị trí chủ tịch Hạ viện sẽ khiến đảng Dân chủ xáo trộn, ảnh hưởng tiêu cực đến quá tŕnh hoạt động của đảng một khi kiểm soát Hạ viện mới vào đầu năm 2019. Cụ thể, sự đấu đá này không những sẽ khiến vị trí chủ tịch Hạ viện bị sút giảm quyền lực mà c̣n gây hại về lâu dài tới sức mạnh đa số của đảng Dân chủ, chưa kể c̣n có thể tác động đến cả cuộc bầu cử tổng thống 2020.
Therealrtz © VietBF