Hiện nay lao động Việt sang Nhật làm việc có số lượng rất đông và chất lượng. Tuy nhiên những chuyện lùm xùm xảy ra gần đây khiến cho họ chịu không ít điều tiếng không hay. Dưới đây là 1 số thông tin giúp bạn hiểu rơ hơn về lao động Việt tại Nhật. Hỏi chuyện thu nhập, Phát, một thực tập sinh ở Nhật đắn đo giây lát rồi bật mí: "Bố mẹ em ở quê cũng chưa cần tiền lắm nên ba năm nay em để dành được 1 tỉ đồng...".Chủ sử dụng lao động Nhật Bản đánh giá cao tay nghề của thực tập sinh (TTS) Việt Nam chẳng kém lao động của họ. Nhưng các ông chủ doanh nghiệp Nhật cũng thẳng thắn nhận xét vốn tiếng Nhật của TTS c̣n hạn chế nên khó phát triển thành cấp quản lư.
"Mong lao động Việt làm đến 65 tuổi"
Từ sân bay Kansai, Osaka, Nhật Bản chúng tôi trực chỉ đến các công ty ngành cơ khí chế tạo cách đó một giờ chạy trên cao tốc. Ông Nguyễn Thế Đại, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất khẩu lao động và Dịch vụ thương mại Biển Đông (Estrala), thông tin nhanh hiện có hàng ngàn TTS Việt Nam đang làm việc tại thủ phủ Osaka với nhiều ngành nghề khác nhau.
Khi biết chúng tôi ghé công ty để thăm hỏi t́nh h́nh việc làm, cuộc sống của TTS, ông Satoshi Fujita, Giám đốc Công ty Kabushiki Kaisha Jujija Logyo, khái quát nhanh: "Các em làm việc rất tốt, tiếp thu nhanh công việc. Tôi muốn các em làm việc tại Nhật đến 65 tuổi!".
Ông bảo cũng v́ cảm mến đức tính siêng năng, hay làm của người Việt mà ông chẳng mất nhiều thời gian để quyết định đầu tư nhà máy chế tạo tại Dĩ An, B́nh Dương.
Ông Satoshi Fujita thông tin thêm thời gian qua nghe đài, báo Nhật đề cập đến việc mở cửa cho lao động nhập cư ở lại Nhật lâu dài, ông cũng đang theo dơi thêm để tính toán phương án nhân sự lâu dài cho công ty.
“Những TTS từ Việt Nam sang đều đáng tuổi con cháu ḿnh và kỹ năng làm việc tốt nên tôi có tâm nguyện muốn các em phát triển lên các vị trí quản lư, thay v́ chỉ làm những công việc như hiện tại”.
Như được để minh định về sự tin tưởng đối với TTS Việt Nam, ông bật mí hiện ông đang có một công ty cơ khí chế tạo tại Dĩ An, B́nh Dương. Công ty này do một kỹ sư người Việt từng làm tại công ty ông ở Nhật điều hành và thi thoảng ông mới về Việt Nam để bàn việc c̣n lại ông tin tưởng giao cho vị kỹ sư điều hành.
Để tận mắt chứng kiến không khí làm việc, ông Satoshi Fujita dẫn chúng tôi xuống xưởng. Trông bộ đồng phục trên người vị giám đốc chẳng khác mấy người thợ ở công xưởng. Biết chúng tôi từ Việt Nam sang, Phát (một TTS quê Quảng Trị) bắt chuyện làm quen và dành cho sếp ḿnh lời khen: "Sếp em tốt bụng và mến người Việt lắm anh. Ổng chỉ tụi em từng tí một như cha bắt tay chỉ việc cho con".
Lo t́nh trạng bỏ trốn
Tuy đánh giá cao TTS Việt nam nhưng ông Satoshi Fujita, Giám đốc Công ty Kabushiki Kaisha Jujija Logyo, cũng : “Gần đây đài, báo của Nhật thường đưa tin về t́nh trạng TTS bỏ trốn khiến tôi có chút băn khoăn, v́ cách đây năm năm đă từng có hai TTS bỏ trốn nên tôi cũng khá lo lắng”.
Hỏi chuyện thu nhập, Phát đắn đo giây lát rồi bật mí: "Bố mẹ em ở quê cũng chưa cần tiền lắm nên ba năm nay em để dành được 1 tỉ đồng". Khoản thu nhập mười con số này khiến tôi thán phục cách em làm việc tích lũy.
“Vậy em dự tính sẽ làm ǵ với số vốn tích lũy?” - tôi hỏi. Phát cho biết c̣n vài tháng nữa mới hết hợp đồng ba năm làm việc nhưng công ty đă làm thủ tục để em ở lại Nhật làm thêm hai năm nên em dự tính làm thêm hai năm nữa để tích lũy thêm vốn rồi về Việt Nam tính chuyện mở công ty làm ăn.
Băn khoăn tiếng Nhật c̣n "non"
Tiếp chuyện chúng tôi tại văn pḥng, ông Yoshinori Sakamoto, Giám đốc Công RFT chuyên sản xuất phao xăng các loại động cơ, trong đó 40% sản phẩm xuất khẩu.
Khi được chúng tôi hỏi thăm về t́nh h́nh công việc, đời sống của TTS, ông Yoshinori Sakamoto cho hay công ty đang sử dụng năm TTS Việt Nam. Các em mới gia nhập công ty ba tháng nay nhưng nắm bắt nhanh công việc tại nhà máy, thái độ làm việc tích cực.
Ông giăi bày cơ duyên khiến ông quyết định chọn TTS từ Việt Nam v́ trước đó công ty tiếp nhận một nữ nhân viên Việt làm xuất nhập khẩu. Nữ nhân viên này luôn hoàn thành xuất sắc công việc được giao nên ông quyết định về Việt Nam tuyển thêm lao động.
Tuy có nhiều đánh giá tích cực về lao động tại công ty nhưng ông vẫn thẳng thắn nhận xét vốn tiếng Nhật của các em c̣n hạn chế, các công ty tiếp tục giúp các em hoàn thiện hơn để đảm nhiệm những công việc đ̣i hỏi độ chính xác cao.
Vị giám đốc này cũng than phiền về ư thức phân loại rác tại kư túc xá của TTS c̣n kém nên những người dân bản địa hay phàn nàn. Sẵn dịp ông Đại cho biết trước khi xuất cảnh công ty đă đưa vào các bài học về kỹ năng để các em ḥa nhập tốt hơn với cộng đồng nhưng do các em phần lớn xuất phát từ nông thôn nên công ty sẽ có nhắc nhở thêm để các em có ư thức hơn với môi trường sống mới hiện đại, ư thức tự giác cao.
Quả đúng như vậy, khi đến một công ty khác cũng lĩnh vực cơ khí, các lănh đạo ở công ty này cũng băn khoăn về vốn tiếng Nhật của TTS khiến triển khai công việc không thuận lợi, đặc biệt là những công việc liên quan đến chi tiết kỹ thuật.
Trung, một TTS quê Nghệ An, thừa nhận: "Em mới qua ba tháng nên chưa có nhiều cơ hội để làm quen, giao tiếp xung quanh nên thi thoảng bị quản lư nhắc nhở”.
Tiếp nhận những đánh giá tích cực về TTS và những góp ư thẳng thắn như tính cách của người Nhật, ông Nguyễn Thế Đại, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất khẩu lao động và Dịch vụ thương mại Biển Đông (Estrala), đến lănh đạo các công ty sử dụng lao động rằng trước khi xuất cảnh các em phải trải qua khóa học tiếng Nhật; kỹ năng, thái độ trong công việc, văn hóa để TTS tiếp cận nhanh với môi trường làm việc và cộng đồng bản địa.
Qua đó, ông Đại cũng gửi gắm các công ty Nhật luôn tạo môi trường làm việc tại công ty b́nh đẳng, hài ḥa, thu nhập ổn định sẽ giúp các em gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
|